What's new

America, miền đất hứa và ...

"Washington, D.C. là một quận hành chính liên bang (federal district) và là thủ đô của Hoa Kỳ. Đây là một thành phố không lớn lắm, nhưng tập trung toàn bộ các cơ quan chính quyền đầu não của quốc gia này.
Washington, D.C. có các công trình kiến trúc nổi tiếng như điện Capitol, Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, các đài tưởng niệm của các cố tổng thống và nhiều công viên rộng lớn. Trong tiếng Việt, thành phố này đôi khi được biết qua tên Hán-Việt của nó là Hoa Thịnh Đốn.” (Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Washington,_D.C.) "

Từ thành phố Seattle, tiểu bang Washington nằm ở Tây bắc nước Mỹ, tôi bay tới Washington D.C, thủ đô của Hợp chủng quốc Hoa kỳ.
Khi dạo bước tại thủ đô nước Mỹ, những câu thơ Tố Hữu bỗng hiện lại trong đầu tôi, thậm chí tôi còn đọc lên thành tiếng cả một khổ thơ:

Êmêli, con đi cùng cha
sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc
Đi đâu cha?
Ra bờ sông Pôtômac
Xem gì cha?
Không con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác...

Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng có hỏi cha nhiều con nhé...

Nước Mỹ đối với tôi không chỉ là "Miền đất hứa" với bao cơ hội đổi đời, trong tâm khảm tôi, nước Mỹ còn nhắc lại cho tôi về một thời chưa xa, thời chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt nam của tôi. Vì thế, đến thăm thủ đô nước Mỹ, tôi không thể không tìm đến "Viet Nam Veterans Memorial".
Washington DC có tượng đài các nữ chiến binh
DSC05021.jpg


cũng như bức tường khắc tên hơn 58 ngàn ngàn quân nhân tử trận tại Việt nam từ 1956 đến 1975. Bức tường hình chữ V chìm dưới mặt đất liệu có phải là nỗi đau Việt nam mà người Mỹ muốn quên nhưng không thể nào quên được?
DSC05046.jpg


Nhưng nước Mỹ đã không có tượng đài dành cho Norman Morrison, người đã tự thiêu trước Lầu Năm Góc ngày 2/11/1965 để phản đối chiến tranh Việt nam. Chính cựu bộ trưởng quốc phòng thời đó đã ghi lại:"Cái chết của Morrison là một thảm họa không chỉ cho gia đình anh mà cho cả tôi và nước Mỹ. Đó là lời phản đối rõ ràng nhất trước hành động hủy diệt cuộc sống người dân VN và rất nhiều binh sĩ trẻ Mỹ”. Tôi tìm đến Ngũ giác đài, một góc của tòa nhà này bị hư hại từ ngày 11/9/ 2001 vẫn chưa sửa xong nên chỉ có thể đi qua 4 cạnh của tòa nhà. Khắp mọi chỗ đều có bảng cấm chụp ảnh nên mặc dù rất muốn có chút kỷ niệm với cái nơi từng đưa ra những mệnh lệnh cho pháo đài bay B52 rải thảm bom xuống đất nước mình, tôi không muồn gây nên phiền phức cho bản thân ở một nước vốn thượng tôn pháp luật. Đành phải ra chỗ khác chụp cảnh dòng sông Potomac trong xanh, hiền hòa trong ánh chiều chạng vạng.

DSC05149.jpg


Tôi đã đến nghĩa trang quân nhân Mỹ tử trận tại nước ngoài. Những hàng bia chạy dài xa tít tắp gợi nhớ đến nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn mấy năm trước tôi đã dẫn con gái mình đến viếng. Đúng thời kỳ đang tu bổ nên các nấm mồ đều không có bia, song bố con tôi vẫn cùng thắp những nén nhang và cắm trước những nấm mồ vô danh của góc nghĩa trang chôn cất những liệt sĩ Hà nội. Rất tiếc sau đó khi đến Nha trang tôi bị mất máy ảnh nên không có những tấm hình ghi lại lần ghé thăm Quảng trị, mảnh đất một thời từng là giới tuyến chia đôi đất nước, một thời mà thế hệ chúng tôi đã cống hiến những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất cho công cuộc thống nhất đất nước.
DSC04194.jpg


Nhớ làm sao trong những ngày tháng giao lao và ác liệt đó, lớp lính trẻ Hà nội vừa tốt nghiệp phổ thông, vừa nhận giấy gọi vào đại học nhưng chưa một ngày trở thành sinh viên đã vội khoác áo lính ra trận. Đơn vị pháo phòng không của chúng tôi từng bắn hạ máy bay Mỹ và như một lẽ "bình thường" của chiến tranh, một số chiến hữu của tôi đã hiến dâng không chỉ tuổi trẻ, mà cả cuộc đời cho giấc mơ đất nước thanh bình. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên những đồng đội đã mất của mình như Lê Quang Tân, Ngô Đức Quang, Nguyễn Quang Thu... Tôi cũng nhớ đôi lần sau trận đánh, những người lính bắn máy bay chúng tôi từng mơ ước được trở lại học đường và có ngày được bay trên bầu trời, được bay tới nước Mỹ "để tè một bãi". Sau chiến tranh, những cựu binh chúng tôi đã trở lại cuộc sống bình thường, học hành, lấy vợ, sinh con, dựng nghiệp... Nhiều người đã có dịp bay đi đây đó. Nhưng bay đến Mỹ, mới chỉ có mình tôi, sau hơn ba chục năm. Không ngờ trên đất Mỹ, người cựu chiến binh Việt nam lại bất ngờ bắt gặp cảnh này:
51b7b744.jpg


Tôi muốn chép lại những cảm xúc của một cựu chiến binh Việt nam khi du hành trên đất Mỹ, nhưng có lẽ để các bạn đọc nó sau vậy nhé.
 
Last edited by a moderator:
Trong lần thứ hai tới Mỹ, tôi có may mắn hiểu biết thêm về tôn giáo. Những buổi tới nhà thờ tại Mỹ khiến tôi hết sức ngạc nhiên và thích thú. Hình ảnh nhà thờ trong tôi từ xưa luôn gắn với tháp chuông cao cổ kính, đức cha trịnh trọng áo mũ cân đai đạo mạo giao giảng, các con chiên quỳ lạy ê a thành kính đọc kinh thánh đã đuợc thay thế. Nhà thờ ở đây đuợc xây dựng khá hiện đại, tầng trên có hai hội truờng lớn, một hội trường dành cho những nguời lớn tuổi và một cho những nguời trẻ; cả hai đuợc trang bị nhiều phương tiện kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, màn hình khổ lớn hiện đại như một rạp hát.

Mục sư mặc quần bò, áo sơ mi bỏ ngoài quần, vui vẻ đứng giữa sân khấu thuyết giảng. Giọng nói của ông truyền cảm, ấp áp, nội dung giản dị, dễ hiểu song rất thông tuệ. Xen giữa bài thuyết pháp là những bài hát về niềm tin, tình yêu và sự hy vọng mà thuờng là nguời ngồi duới cùng đứng lên hòa âm với dàn đồng ca. Bầu không khí không hề trang nghiêm mà vui vẻ, nhẹ nhàng như sinh hoạt câu lạc bộ giữa những nguời cùng sở thích, cùng niềm tin.

Tầng trệt của nhà thờ có tới hơn chục phòng lớn nhỏ chuyên dùng để con em các tín đồ đến “học mà chơi, chơi mà học” với những nội dung hoàn toàn không dính dáng đến Kinh thánh. Chúng đựợc chia thành những nhóm cùng độ tuổi và mỗi nhóm được ít nhất 3 thiện nguyện viên hướng dẫn vui chơi. Bọn trẻ con rất sung sướng mỗi khi đến sinh hoạt tại nhà thờ vào tối thứ Tư và sáng Chủ Nhật hàng tuần.

Hóa ra cùng lấy Kinh thánh làm căn bản cho niềm tin, cùng có Đức Chúa nhưng đạo Baptist có cách giải thích kinh thánh khác với đạo Thiên chúa, không công nhận vai trò lãnh đạo của Giáo hoàng cũng như bất cứ thứ bậc tôn ty trật tự trên duới nào. Baptist cung không phải là đạo Tin Lành như tôi từng cho là và một khác biệt nữa là chỉ kết nạp những nguời trên 18 tuổi vào giáo phái...

Thật thiệt thòi khi thế hệ chúng tôi lớn lên trong hoàn cảnh Nhà thờ đóng cửa, Chùa chiền ít người lai vãng như chìm vào lãng quên; qua sách báo và học đường, nhiều người như tôi coi vô thần là lẽ sống đương nhiên. Sau những lần đến nhà thờ tại Mỹ, tôi tìm hiểu, đọc nhiều về hội thánh Baptist. Sự cách tân của hội thánh này trong Thiên chúa giáo có phần nào giống với những cải cách mà thiền sư Thích Nhất Hạnh thể hiện trong Đạo Phật mà tôi có cơ duyên nghe chính thầy thuyết giảng. Như tôi hiểu, nghĩa là không nệ cổ, tuy cũng dựa căn bản vào Kinh Thánh, Kinh Phật nhưng đem rất nhiều văn hóa mới và “đời thường” vào các bài thuyết giảng và các hoạt động khác...

Tôi đã đến America 2 lần với tổng thời gian khoảng 40 ngày, song mới đến Los Angeles,Long Beach , Quận Cam, San Diego (California), Washington D.C, New York, Seattle (Washington), Las Vegas ( Nevada )...

Mê nước Mỹ, tôi lại quyết định 'nhét đôla vào túi' và trong năm 2012 này sẽ tiếp tục lên đường tới Miền đất hứa lần nữa. Điểm dừng chân sẽ là thành phố lớn thứ tư của Mỹ, nơi gắn liền với xứ sở của những chàng cao bồi Texas (http://wikitravel.org/en/Houston) xa xưa. Từ đó sẽ bay đến Puerto Rico http://wikitravel.org/en/Puerto_Rico, hòn đảo thần tiên của vùng Caribbean; rồi sau đó là Floria ( Đông Nam Mỹ http://wikitravel.org/en/Miami), nơi được mệnh danh là "Tiểu bang nắng" để đối trong với Seattle, thành phố mưa thuộc Tây Bắc Hoa kỳ. Cũng không thể không đến San Francisco http://wikitravel.org/en/San_Francisco thăm 'lãnh địa' của Steve Jobs, đến Seattle để chu du Vancouver (Greyhound: connects Vancouver with many cities, including Seattle, Calgary and Nanaimo on Vancouver Island. Quick Coach: connects Vancouver with Seattle-Tacoma International Airport in Washington)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Florida : Juan Ponce de León, nhà thám hiểm nổi tiếng người Tây Ban Nha tìm thấy vùng đất này vào mùa Phục sinh năm 1513, nhật ký hải trình kể lại rằng, thuyền vừa cập bến vị thuyền trường đã thấy một mùi thơm ngát xung quanh, và ông đã đưa mắt nhìn về bờ thì thấy một vùng đất đầy hoa cỏ tuyệt đẹp như thiên đường và Juan Ponce de León đã lấy một từ chỉ hoa trong tiếng Tây Ban Nha để đặt cho vùng đất này và Florida (đất nở hoa) có từ đó.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Miami,_Florida : Miami (phát âm như "Mai-a-mi") phát triển nhanh chóng đầu thế kỷ 20 nhờ các khu nghỉ mát và dịch vụ của nó. Du lịch đang là ngành mũi nhọn của thành phố với khoảng 10 triệu khách đến Quận Miami-Dade mỗi năm trong những năm gần đây

http://vi.wikipedia.org/wiki/Puerto_Rico Puerto Rico, tên gọi chính thức là Lãnh thổ thịnh vượng chung Puerto Rico Puerto Rico còn được biết đến với biệt hiệu La Isla del Encanto, có nghĩa là "Hòn đảo diệu kỳ", là một vùng quốc hải thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ nhưng chưa được hợp nhất vào Hoa Kỳ. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, Puerto Rico có khí hậu ấm áp quanh năm với nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 °C (80 °F). Sự khác biệt về nhiệt độ giữa các tháng trong năm thường không lớn. Miền nam Puerto Rico có nhiệt độ cao hơn vài độ so với miền bắc, trong khi đó vùng cao nguyên và đồi núi trung tâm Puerto Rico thường có khí hậu mát mẻ hơn so với những vùng còn lại.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Vancouver , http://wikitravel.org/en/Vancouver
 
Trong bài viết trên tôi đã viết về cảm xúc của mình khi đến nhà thờ tại Mỹ.
(Ảnh sinh hoạt tại nhà thờ, thợ vườn nên hơi bị tối)

P1010410.jpg


Tôi đã có ý tìm đến giáo phái Baptist khi trở lại Úc. Thế nhưng ý định vẫn chỉ là dự định. Về mặt nào đó, sự thiệt thòi mà tôi nhắc đến ở trên cũng gây ảnh hưởng tới con của tôi. Cho dù lớn lên trong thế giới văn minh và được tiếp nhận học vấn của một nước có nền giáo dục phát triển, cho dù có tính cách mạnh mẽ, có bản lĩnh, sớm xác định được ước vọng của mình và sớm tách khỏi cái ô của 'bảo mẫu', có lẽ các con của tôi vẫn cần có thêm sự hiểu biết và niềm tin tôn giáo?

Tôi đã có dịp sống ở Lào, ở Nga, ở Úc và chu du nhiều nước Á, Âu, Mỹ... và đương nhiên không chỉ có ở Việt nam, bất cứ nơi đâu tôi cũng nhận thấy sự tử tế, lòng trắc ẩn của tình người thật mêng mông. Bạn hãy đọc bản dịch dưới đây và hẳn sẽ đồng ý với tôi rằng, chính tình người của những người bạn cùng niềm tin tôn giáo với cô gái mà tôi đã viết trong "Một thoáng Seattle" đã giúp cô vượt qua được căn bệnh ung thư hiểm nghèo.

Khi khỏi bệnh, cô gái đã viết “A Tribute” . Tôi rất xúc động khi đọc bài đó và tôi nghĩ phải dịch ngay bài đó để mọi người cùng đọc, cùng rung cảm trước tình người mà cô gái VN đã đón nhận nơi xa xứ. Dịch xong toàn bài tôi mới ngớ người trước từ “A Tribute”! Trong từ điển có nghĩa là vật cống (quý giá), ngoài ra có thể dùng “Lời cảm tạ”; tôi nghĩ cũng đúng nhưng vẫn không hài lòng. Tôi hình dung buổi lễ tại nhà thờ vào lúc mục sư đọc bài của cô. Hơn 2000 nghìn người chắc ngồi kín cả hội trường và cả trên gác, và có lẽ còn có rất đông người ngồi ngoài sảnh nghe lời mục sư qua hệ thống loa. Chắc sau khi đọc thư của cô, mục sư sẽ có bài thuyết giảng cùng chủ đề và xen kẽ sẽ lại có những bài hát hết sức truyền cảm của ban nhạc mà rất nhiều người ngồi dưới cùng cất tiếng hòa theo và những giọt nước mắt trào ra của mục sư và của mọi người, là lẽ đương nhiên. Khi đó bài cô viết chính là những “Lời tri ân” của cháu tôi đối với bạn bè gần xa, đối với phước lành mà Chúa ban cho.
Seattle.jpg


Tuy nhiên, với những ai không đi lễ nhà thờ và đọc bằng Tiếng Việt, có lẽ phải đặt tiêu đề hợp nghĩa hơn cho bài viết. Tôi đọc lại nguyên bản và “tóm” được ý chính như sợi chỉ xuyên suốt toàn bài “I truly believe that my friends are gift from God” và thế là tiêu đề “Quà tặng từ Thượng đế” thành hình. Tôi đọc lại bản dịch lần nữa và nhận ra cần phải đổi là “Quà tặng từ Chúa” hay “Món quà Chúa ban” hay “Tình người- tặng phẩm Chúa ban”. Có lẽ câu cuối tôi dịch: “Chúa chính là niềm tin, hy vọng và cuộc sống của tôi” chưa diễn tả hết được những ý nghĩ chân thực của cô?


Món quà Chúa ban

Tôi vẫn nhớ như in ngày bác sĩ gia đình gọi điện thoại nói ông hơi lo ngại về cái bướu nhỏ khác thường tại cổ tôi. Nghe âm điệu giọng nói của bác sĩ, gần như tức thì, tôi cảm nhận một điều gì đó khá nghiêm trọng. Ngay tuần sau, các bác sĩ cho tôi hay, bướu trên cổ tôi có dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Có lẽ không cần phải kể lại, tin đó chấn động ra sao với tôi. Khi tôi trở về nhà từ văn phòng bác sĩ cùng với Janes, bạn của tôi ở Northshore, chồng tôi đã đợi trước nhà. Không còn biết phải làm những gì để hy vọng, chúng tôi cùng đứng ngay ở đó cầu nguyện. Chúng tôi cầu Chúa luôn hiện hữu bên chúng tôi, hướng dẫn chúng tôi vượt qua thời điểm khó khăn này.

P1010415.jpg


Chặng đường sáu tháng tiếp theo trong đời tôi hệt như khi ngồi trên xe trượt xuống dốc lao lên đèo liên tiếp. Chúng tôi như thể đã tìm được người chữa trị ung thư rất tốt ngay trong vùng, đó là hàng xóm, láng giềng (Konnie và David, những người cùng đến Northshore). Dù vậy, hầu như mỗi ngày tôi phải đến bệnh viện để điều trị. Biết rõ tại Mỹ gia đình tôi không ai ruột thịt thân thích, ngay từ đầu Janet đã cam đoan sẽ chăm sóc tôi. Tôi cảm thấy lo âu trong tôi dường như đã dịu bớt. Việc điều trị cần khoảng 6 tháng và tôi hiểu rằng tôi cần hỗ trợ vô cùng lớn từ tất cả bạn bè và gia đình để vượt qua bệnh tật hiểm nghèo. Mẹ chồng tôi và mẹ tôi đã cùng đến và ở đây 6 tháng để chăm sóc các con tôi. Bố chồng tôi và bố tôi cũng đến, về rồi đến ở đây.

P1010287.jpg


Janet và Konnie lập một trang web rất hữu ích cho việc phối hợp những trợ giúp mà bạn bè của tôi đề xuất. Mỗi tuần hai lần, thường là vào buổi chiều, những người bạn của tôi đem đồ ăn, thức uống đến, nhiều khi cùng với cả hoa và thiếp. Hàng tuần, ai đó đã đến lau chùi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và chăm sóc sân vườn của tôi. Các cây hoa được trồng tỉa, cỏ được cắt và dọn quang cây dại... Chúng tôi đã nhận nhiều lời khen từ những người trong khu lân cận về vườn của chúng tôi trong mùa hè vừa qua.

Hàng ngày một ai đó dừng xe trước cửa nhà đón tôi vào bệnh viện và sau đó một người khác lại lái xe đưa tôi trở về nhà vào buổi chiều. Hầu hết những người đến giúp đỡ đều ở Northshore. Tôi đã biết họ thông qua MOPS, sự nghiên cứu Kinh Thánh sáng Thứ ba, qua câu lạc bộ Awana... Tôi thậm chí không quen biết ngay cả một số người trong số họ cho đến khi họ hiện diện tại nhà tôi. Tôi nhớ một chiều khi mẹ tôi, người vừa đến Mỹ vài ngày trước, bước vào phòng tôi thì thào: "Có người nào đó ngoài cửa. Con xem họ là ai?” Bên ngoài, hóa ra đó là Leigh và mẹ cô ấy đến giúp đỡ với dụng cụ. Họ mang theo đủ mọi thứ cần thiết để chúng tôi đỡ băn khoăn.

Hai con trai nhỏ của tôi có rất nhiều hoạt động trong những ngày vui chơi của mùa hè, chúng thậm chí không nhận thấy mẹ chúng lâm bệnh nặng. Mary cùng con gái và cậu con riêng của chồng dành cả ngày đưa Danny và Minh đến tham quan vườn bách thú. Konnie chở các con tôi và các con cô ấy đến cùng tham gia kỳ nghỉ hè hai tuần của trường Bible ( nơi các con của cô học) rồi sau đó đưa đón bọn trẻ con 6 tuần liền tới những lớp dậy bơi. Từ hồi cô là hàng xóm của tôi, tôi có thể gửi các con của tôi sang nhà họ mỗi khi tôi cần nghỉ ngơi. Danny và Minh cũng được rủ đến chơi nhiều ngày tại những công viên gần đó với những trẻ em trong nhiều gia đình khác trong vùng Northshore . Thật là phước lành cho chúng tôi khi thấy hai con trai mình đã vui đùa thoải mái cùng chúng bạn trong những tháng ngày ấy.

Mái tóc của tôi đã rụng sạch sau 3 vòng trị liệu bằng hóa chất. Những bạn bè của tôi tại MOPS đã đan một lô mũ len cho tôi. Họ đem đến nhiều kiểu loại và màu sắc mà tôi có thể dễ dàng kết hợp với những bô quần áo của mình.

Tôi sẽ không bao giờ có thể vượt qua thời gian khó khăn này mà thiếu sự giúp đỡ từ những người bạn của tôi. Đó là một cuộc hành trình đầy gian nan và tôi thật sự vui mừng vì nó đã thuộc về quá khứ. Cho đến tận hôm nay, tôi vẫn nhận được hoa và thiếp chúc mừng, những thư email và những cuộc gọi điện thoại hỏi thăm. Tôi thật sự tin tưởng rằng bạn bè của tôi chính là quà tặng từ Đức Chúa. Tôi biết ơn Chúa đã luôn ở bên tôi và giúp cho tôi những thứ tôi cần. Đức Chúa chính là niềm tin, hy vọng và cuộc sống của tôi.

Nguyễn HH

DSC04779-1.jpg
 
Bạn ơi, 2012 lại đi US, thế bạn đang ở US à? đang ở bang nào thế, mình hỏi xem có join cùng được đoạn đường nào ko ? ^^
 
Bạn ơi, 2012 lại đi US, thế bạn đang ở US à? đang ở bang nào thế, mình hỏi xem có join cùng được đoạn đường nào ko ? ^^

4em chào ...BayNhảy. 20/4 này 4em mới khởi hành Mỹ du:

"Tôi đã đến America 2 lần với tổng thời gian khoảng 40 ngày, song mới đến Los Angeles,Long Beach , Quận Cam, San Diego (California), Washington D.C, New York, Seattle (Washington), Las Vegas ( Nevada )...

Mê nước Mỹ, tôi lại quyết định 'nhét đôla vào túi' và trong năm 2012 này sẽ tiếp tục lên đường tới Miền đất hứa lần nữa. Điểm dừng chân sẽ là thành phố lớn thứ tư của Mỹ, nơi gắn liền với xứ sở của những chàng cao bồi Texas (http://wikitravel.org/en/Houston) xa xưa. Từ đó sẽ bay đến Puerto Rico http://wikitravel.org/en/Puerto_Rico, hòn đảo thần tiên của vùng Caribbean; rồi sau đó là Floria ( Đông Nam Mỹ http://wikitravel.org/en/Miami), nơi được mệnh danh là "Tiểu bang nắng" để đối trong với Seattle, thành phố mưa thuộc Tây Bắc Hoa kỳ. Cũng không thể không đến San Francisco http://wikitravel.org/en/San_Francisco thăm 'lãnh địa' của Steve Jobs, đến Seattle để chu du Vancouver (Greyhound: connects Vancouver with many cities, including Seattle, Calgary and Nanaimo on Vancouver Island. Quick Coach: connects Vancouver with Seattle-Tacoma International Airport in Washington)


Dưới đây là hành trình theo đúng kiểu ...Bay Nhảy, chắc là hợp với FlingDance:
20-22/4 Houston
23-27/ San Juan ( Puerto Rico)
28-30/4 Miami
1-2/5 LA
3-5/5 San Francisco
6-13/5 Seattle
14-17/5 Vancouver
18/5 LAX - hồi hương

Vé máy bay đã mua. Khách sạn đã book tại Houston ( Club Quarters In Houston,TX), San Juan (Caribe Hilton Hotel).
Hiện đang 'lọ mọ' tìm hotel ở mấy thành phố khác. Bay Nhảy xem với lịch trình như thế "có join cùng được đoạn đường nào ko?" thì kết hợp cho vui.
 
Hix .... nhìn cái hành trình toàn những nơi hấp dẫn nhỉ, nhưng mà ko join cùng được rùi :(( Tháng 4+5 mình vẫn đang phải đi làm , hiện tại mình đang ở Minesota - US, bắt đầu cuối tháng 6 mình sẽ đi Chicago+ Canada và một số bang khác ở bờ Đông US . Tinh thần ăn chơi bay nhảy giống nhau thế mà ko gặp mặt ăn chơi được, thiệt là tiếc quá xá :(
 
Cụ làm ơn cho cả quả chi phí chi tiết nữa thì thật tuyệt.
Chắc cụ lên đời cái citizenship của cụ rồi chứ ạ? Không thì đi bằng ngần kia chỗ, riêng cái visa application cũng đã thấy mệt cho các bạn cộng như em. Có khi chán, không muốn đi nữa. Chờ thêm thông tin của cụ.
Trừ vài nước như Trung quốc hay "quê cha đất tổ" là phải xin visa, còn với hộ chiếu Australia, có lẽ đi đâu cũng ...lọt. Cho nên lão (lão, nghe có vẻ xách mé vì dân ta ít dùng, chuẩn hơn là cụ, nhỉ) cứ giữ thêm cuốn VN nữa cho ... giữ gìn bản sắc dân tộc.

Chuyện chi phí cho chuyến du hành thật ra rất khó ... học mót.
Ví dụ như đặt chỗ ở chẳng hạn.
Đến Puerto Rico, lão book Hilton từ 22/4 đến 28/4. 6 đêm x 250$= 1500$
Thế nhưng khi đến San Fsancisco 2,4/5 và San Jose 3/5, lão lại quyết định ở Hostels với giá 15-19$/night cho nó ... bụi.

Riêng việc đặt lộ trình bao giờ cũng cần lên kế hoạch càng sớm càng ...rẻ.
Ví dụ như đặt vé máy bay
- MEL -LAX đặt từ tháng 1/2012 cho 20/4- 19/5 vé chưa tới 1200$, bây giờ 1500$.
- LAX đi SFO cho ngày 2/4, book vé đầu tháng 1 là 51$, còn bây giờ thử vào http://travelb.priceline.com mà xem, 63$ rồi nhé.
 
Chào bác 4em. Em ở Miami, nếu bác tới Miami mà cần guide thì có gì liên lạc em có thể dẫn bác đi vài chỗ ngày 18, 29/4.
 
Last edited by a moderator:
Chào bác 4em. Em ở Miami, nếu bác tới Miami mà cần guide thì có gì liên lạc em có thể dẫn bác đi vài chỗ ngày 18, 29/4.

Cám ơn Exodus nhiều nhiều nhé. Đến đâu mà có 'thổ địa' như thế này thì chỉ có ...nhất. Sẽ liên lạc với Exodus.

Còn lịch bay của 4em đây:
- SAN JUAN AA 535 Q 28APR 1100 QNE7C8Z1 28APR - MIAMI, FL ARRIVAL TIME: 1345
- MIAMI, FL AA 271 Q 01MAY 1115 QA14EQP1 01MAY - LOS ANGELES, CA ARRIVAL TIME: 1405

Vì mấy ngày ở Puerto Rico đã ngắm biển rồi, thế nên khi đến Miami có lẽ sẽ book hotel ở Downtown cho tiện đi lại, ngó nghiêng. Chưa quyết "Leamington Hotel-Downtown/Port Of Miami".
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,452
Bài viết
1,147,448
Members
193,522
Latest member
vv7uk
Back
Top