"Washington, D.C. là một quận hành chính liên bang (federal district) và là thủ đô của Hoa Kỳ. Đây là một thành phố không lớn lắm, nhưng tập trung toàn bộ các cơ quan chính quyền đầu não của quốc gia này.
Washington, D.C. có các công trình kiến trúc nổi tiếng như điện Capitol, Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, các đài tưởng niệm của các cố tổng thống và nhiều công viên rộng lớn. Trong tiếng Việt, thành phố này đôi khi được biết qua tên Hán-Việt của nó là Hoa Thịnh Đốn.” (Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Washington,_D.C.) "
Từ thành phố Seattle, tiểu bang Washington nằm ở Tây bắc nước Mỹ, tôi bay tới Washington D.C, thủ đô của Hợp chủng quốc Hoa kỳ.
Khi dạo bước tại thủ đô nước Mỹ, những câu thơ Tố Hữu bỗng hiện lại trong đầu tôi, thậm chí tôi còn đọc lên thành tiếng cả một khổ thơ:
Êmêli, con đi cùng cha
sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc
Đi đâu cha?
Ra bờ sông Pôtômac
Xem gì cha?
Không con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác...
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng có hỏi cha nhiều con nhé...
Nước Mỹ đối với tôi không chỉ là "Miền đất hứa" với bao cơ hội đổi đời, trong tâm khảm tôi, nước Mỹ còn nhắc lại cho tôi về một thời chưa xa, thời chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt nam của tôi. Vì thế, đến thăm thủ đô nước Mỹ, tôi không thể không tìm đến "Viet Nam Veterans Memorial".
Washington DC có tượng đài các nữ chiến binh
cũng như bức tường khắc tên hơn 58 ngàn ngàn quân nhân tử trận tại Việt nam từ 1956 đến 1975. Bức tường hình chữ V chìm dưới mặt đất liệu có phải là nỗi đau Việt nam mà người Mỹ muốn quên nhưng không thể nào quên được?
Nhưng nước Mỹ đã không có tượng đài dành cho Norman Morrison, người đã tự thiêu trước Lầu Năm Góc ngày 2/11/1965 để phản đối chiến tranh Việt nam. Chính cựu bộ trưởng quốc phòng thời đó đã ghi lại:"Cái chết của Morrison là một thảm họa không chỉ cho gia đình anh mà cho cả tôi và nước Mỹ. Đó là lời phản đối rõ ràng nhất trước hành động hủy diệt cuộc sống người dân VN và rất nhiều binh sĩ trẻ Mỹ”. Tôi tìm đến Ngũ giác đài, một góc của tòa nhà này bị hư hại từ ngày 11/9/ 2001 vẫn chưa sửa xong nên chỉ có thể đi qua 4 cạnh của tòa nhà. Khắp mọi chỗ đều có bảng cấm chụp ảnh nên mặc dù rất muốn có chút kỷ niệm với cái nơi từng đưa ra những mệnh lệnh cho pháo đài bay B52 rải thảm bom xuống đất nước mình, tôi không muồn gây nên phiền phức cho bản thân ở một nước vốn thượng tôn pháp luật. Đành phải ra chỗ khác chụp cảnh dòng sông Potomac trong xanh, hiền hòa trong ánh chiều chạng vạng.
Tôi đã đến nghĩa trang quân nhân Mỹ tử trận tại nước ngoài. Những hàng bia chạy dài xa tít tắp gợi nhớ đến nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn mấy năm trước tôi đã dẫn con gái mình đến viếng. Đúng thời kỳ đang tu bổ nên các nấm mồ đều không có bia, song bố con tôi vẫn cùng thắp những nén nhang và cắm trước những nấm mồ vô danh của góc nghĩa trang chôn cất những liệt sĩ Hà nội. Rất tiếc sau đó khi đến Nha trang tôi bị mất máy ảnh nên không có những tấm hình ghi lại lần ghé thăm Quảng trị, mảnh đất một thời từng là giới tuyến chia đôi đất nước, một thời mà thế hệ chúng tôi đã cống hiến những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất cho công cuộc thống nhất đất nước.
Nhớ làm sao trong những ngày tháng giao lao và ác liệt đó, lớp lính trẻ Hà nội vừa tốt nghiệp phổ thông, vừa nhận giấy gọi vào đại học nhưng chưa một ngày trở thành sinh viên đã vội khoác áo lính ra trận. Đơn vị pháo phòng không của chúng tôi từng bắn hạ máy bay Mỹ và như một lẽ "bình thường" của chiến tranh, một số chiến hữu của tôi đã hiến dâng không chỉ tuổi trẻ, mà cả cuộc đời cho giấc mơ đất nước thanh bình. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên những đồng đội đã mất của mình như Lê Quang Tân, Ngô Đức Quang, Nguyễn Quang Thu... Tôi cũng nhớ đôi lần sau trận đánh, những người lính bắn máy bay chúng tôi từng mơ ước được trở lại học đường và có ngày được bay trên bầu trời, được bay tới nước Mỹ "để tè một bãi". Sau chiến tranh, những cựu binh chúng tôi đã trở lại cuộc sống bình thường, học hành, lấy vợ, sinh con, dựng nghiệp... Nhiều người đã có dịp bay đi đây đó. Nhưng bay đến Mỹ, mới chỉ có mình tôi, sau hơn ba chục năm. Không ngờ trên đất Mỹ, người cựu chiến binh Việt nam lại bất ngờ bắt gặp cảnh này:
Tôi muốn chép lại những cảm xúc của một cựu chiến binh Việt nam khi du hành trên đất Mỹ, nhưng có lẽ để các bạn đọc nó sau vậy nhé.
Washington, D.C. có các công trình kiến trúc nổi tiếng như điện Capitol, Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, các đài tưởng niệm của các cố tổng thống và nhiều công viên rộng lớn. Trong tiếng Việt, thành phố này đôi khi được biết qua tên Hán-Việt của nó là Hoa Thịnh Đốn.” (Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Washington,_D.C.) "
Từ thành phố Seattle, tiểu bang Washington nằm ở Tây bắc nước Mỹ, tôi bay tới Washington D.C, thủ đô của Hợp chủng quốc Hoa kỳ.
Khi dạo bước tại thủ đô nước Mỹ, những câu thơ Tố Hữu bỗng hiện lại trong đầu tôi, thậm chí tôi còn đọc lên thành tiếng cả một khổ thơ:
Êmêli, con đi cùng cha
sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc
Đi đâu cha?
Ra bờ sông Pôtômac
Xem gì cha?
Không con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác...
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng có hỏi cha nhiều con nhé...
Nước Mỹ đối với tôi không chỉ là "Miền đất hứa" với bao cơ hội đổi đời, trong tâm khảm tôi, nước Mỹ còn nhắc lại cho tôi về một thời chưa xa, thời chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt nam của tôi. Vì thế, đến thăm thủ đô nước Mỹ, tôi không thể không tìm đến "Viet Nam Veterans Memorial".
Washington DC có tượng đài các nữ chiến binh

cũng như bức tường khắc tên hơn 58 ngàn ngàn quân nhân tử trận tại Việt nam từ 1956 đến 1975. Bức tường hình chữ V chìm dưới mặt đất liệu có phải là nỗi đau Việt nam mà người Mỹ muốn quên nhưng không thể nào quên được?

Nhưng nước Mỹ đã không có tượng đài dành cho Norman Morrison, người đã tự thiêu trước Lầu Năm Góc ngày 2/11/1965 để phản đối chiến tranh Việt nam. Chính cựu bộ trưởng quốc phòng thời đó đã ghi lại:"Cái chết của Morrison là một thảm họa không chỉ cho gia đình anh mà cho cả tôi và nước Mỹ. Đó là lời phản đối rõ ràng nhất trước hành động hủy diệt cuộc sống người dân VN và rất nhiều binh sĩ trẻ Mỹ”. Tôi tìm đến Ngũ giác đài, một góc của tòa nhà này bị hư hại từ ngày 11/9/ 2001 vẫn chưa sửa xong nên chỉ có thể đi qua 4 cạnh của tòa nhà. Khắp mọi chỗ đều có bảng cấm chụp ảnh nên mặc dù rất muốn có chút kỷ niệm với cái nơi từng đưa ra những mệnh lệnh cho pháo đài bay B52 rải thảm bom xuống đất nước mình, tôi không muồn gây nên phiền phức cho bản thân ở một nước vốn thượng tôn pháp luật. Đành phải ra chỗ khác chụp cảnh dòng sông Potomac trong xanh, hiền hòa trong ánh chiều chạng vạng.

Tôi đã đến nghĩa trang quân nhân Mỹ tử trận tại nước ngoài. Những hàng bia chạy dài xa tít tắp gợi nhớ đến nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn mấy năm trước tôi đã dẫn con gái mình đến viếng. Đúng thời kỳ đang tu bổ nên các nấm mồ đều không có bia, song bố con tôi vẫn cùng thắp những nén nhang và cắm trước những nấm mồ vô danh của góc nghĩa trang chôn cất những liệt sĩ Hà nội. Rất tiếc sau đó khi đến Nha trang tôi bị mất máy ảnh nên không có những tấm hình ghi lại lần ghé thăm Quảng trị, mảnh đất một thời từng là giới tuyến chia đôi đất nước, một thời mà thế hệ chúng tôi đã cống hiến những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất cho công cuộc thống nhất đất nước.

Nhớ làm sao trong những ngày tháng giao lao và ác liệt đó, lớp lính trẻ Hà nội vừa tốt nghiệp phổ thông, vừa nhận giấy gọi vào đại học nhưng chưa một ngày trở thành sinh viên đã vội khoác áo lính ra trận. Đơn vị pháo phòng không của chúng tôi từng bắn hạ máy bay Mỹ và như một lẽ "bình thường" của chiến tranh, một số chiến hữu của tôi đã hiến dâng không chỉ tuổi trẻ, mà cả cuộc đời cho giấc mơ đất nước thanh bình. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên những đồng đội đã mất của mình như Lê Quang Tân, Ngô Đức Quang, Nguyễn Quang Thu... Tôi cũng nhớ đôi lần sau trận đánh, những người lính bắn máy bay chúng tôi từng mơ ước được trở lại học đường và có ngày được bay trên bầu trời, được bay tới nước Mỹ "để tè một bãi". Sau chiến tranh, những cựu binh chúng tôi đã trở lại cuộc sống bình thường, học hành, lấy vợ, sinh con, dựng nghiệp... Nhiều người đã có dịp bay đi đây đó. Nhưng bay đến Mỹ, mới chỉ có mình tôi, sau hơn ba chục năm. Không ngờ trên đất Mỹ, người cựu chiến binh Việt nam lại bất ngờ bắt gặp cảnh này:

Tôi muốn chép lại những cảm xúc của một cựu chiến binh Việt nam khi du hành trên đất Mỹ, nhưng có lẽ để các bạn đọc nó sau vậy nhé.
Last edited by a moderator: