What's new

[Tổng hợp] Hải phòng trong trái tim tôi

Xin kính chào các bác trong diễn đàn!
Em là thành viên mới tinh của diễn đàn Phượt (thực ra là đã đọc "trộm" các bài trên diễn đàn rất nhiều rồi). Em rất ngưỡng mộ sự hiểu biết và chia sẻ của các bậc Tiền bối, các anh chị (đặc biệt là anh Chitto). Hôm nay rất can đảm em mới dám mở 1 topic về Hải Phòng quê em (rất mong được sự đóng góp của các mem, đặc biệt là các mem Hải Phòng).
 
Last edited:
Khoa cũng định viết một cái gì đó về Hải Phòng, mảnh đất "lắm người nhiều ma" mà Khoa yêu đến lạ lùng. 38 năm nay sống ở Hải Phòng thì 38 năm nay Hải Phòng luôn ở trong trái tim Khoa. Tuy nhiên, hôm 29-5 vừa mới Reg nick thì đã bị bác Chitto xoá CM vì "tội" Spam như ở trên. Bỗng nhiên mình giận cái trình vi tính của mình quá, lại thêm buồn vì cái Spam nữa. Thôi, đành hẹn lúc khác lấy lại hồn vía vậy. Nhiều anh em Hải Phòng trong này chắc cũng biết Khoaseo73 thì xin được thông cảm cho Khoa nhé. Cám ơn nhiều!
 
Hải Phòng trong trái tim tôi (lâu lắm rồi!)

Chuyện đã kể với Greenline và Cuongtax lúc có dịp gặp nhau trên Sapa năn ngoái, mượn topic này kể với các bạn, nếu nhầm chỗ hay không phù hợp, các bạn cứ tự nhiên di dời hoặc xóa nhé.

Khoảng năm 1992, bản thân mình có dịp ra Hà Nội theo đoàn BCV của ĐHYD Tp.HCM tham dự 1 hội nghị khoa học (mình còn nhớ đ/c H Q Dự lúc đó là quan gì đó, lên sân khấu, bắt tay bắt chân và mình được tặng một cái đồng hồ để bàn lên dây cót của LX, sau này giận vợ, mình quăng một phát tan nát cái đồng hồ rồi!:D)

Sau hội nghị, một thành viên trong đoàn SG tháo vát, thuê ngay 1 cái xe Ba Đình, tổ chức tham quan vịnh Hạ Long. Ngày ấy chưa có cầu, mình nhớ đi qua phà Rừng, chuyến về thì từ Hạ Long đi phà về Hải Phòng. Đúng vào dịp hè, lúc phà chuẩn bị cập bến, cảm khái trước một góc thành phố Cảng trong màu phượng đỏ, anh em trong đoàn đồng thanh gân cổ lên hát: "tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ, ôi Hải Phòng thành phố quê ta....bla bla"

Hát xong, phà cập bến, bọn mình choáng váng khi nghe tiếng chửi: "đ..ch bố chúng mày!". Tiếp đón đoàn ngay cầu cảng là một dàn "anh chị" đằng đằng sát khí toan ập vào hành hung. May lúc đó, tất cả nhanh chân theo 1 anh công an cùng đi trên phà tấp vào 1 cửa hàng bách hóa. Đứng lâu lắm mà các bạn ấy vẫn kiên nhẫn chờ bên ngoài:Dam. Hội ý chóng vánh, cả đoàn nhờ người thuê giúp một xe về Hà Nội ngay lập tức và coi như chưa biết gì về Hải Phòng!?.

Sau này, bản thân mình có dịp quay lại thành phố Cảng này nhiều lần do yêu cầu công tác. Mỗi lần đến Hải Phòng sau này, mình luôn cảm thấy thú vị với những trải nghiệm, khám phá về thành phố Cảng.

Ấn tượng ban đầu năm xưa trở thành 1 kỷ niệm vui vui. Thỉnh thoảng buộc miệng hát: "tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ.." lại nhớ Hải Phòng!:)
 
Khoa cũng định viết một cái gì đó về Hải Phòng

Nếu bạn muốn viết và chia sẻ gì về Hải Phòng với thành viên diễn đàn, thì bạn chia sẻ Ở ĐÂY chứ không phải là mời mọi người phải vào blog của riêng bạn. Do đó bài đầu tiên của bạn được coi là quảng cáo cho blog cá nhân, và vì vậy bị xoá.

Nếu ai cũng chỉ viết blog cá nhân, "nếu muốn biết thêm chi tiết, mời vào blog của tôi" thì diễn đàn không tồn tại nữa.
 
Hồ Tam Bạc - Hồ thuộc địa phận xã An Biên cũ, nay thuộc dải trung tâm thành phố.

Năm 1885, Pháp mở rộng, nắn thẳng Lạch Liêm Khê của xã An Biên cũ thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt, nối sông Tam Bạc với sông Cấm dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1 triệu 760 nghìn mét khối gọi là Vung Bonnal. Sông này tên cũ gọi là sông đào Bonnal. Năm 1925, Pháp lại lấp đi một phần sông đến tận Nhà triển lãm ngày nay nên nhân dân gọi nôm na là sông Lấp.

Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp đến tuổi "bách niên" (1885 - 1985) đã được "cải lão hoàn đồng". Thành phố đắp đập ngăn sông Tam Bạc để nối thông đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung; mở rộng thêm để làm bến xe ô tô. Xe Tam Bạc đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các hàng quán, ki - ốt cũ hai bên hồ được tháo dỡ hết, thành phố xây cống tự đóng mở cho nước thuỷ triều thông thương và giữ nước khi thuỷ triều xuống và đặt tên là hồ Tam Bạc.

Năm 1999, hồ Tam Bạc một lần nữa được cải tạo lớn. Lòng hồ được đào sâu hơn, hai bên bờ có rào chắn, trồng phượng vĩ, cây xanh, có đường đi dạo và ghế đá ngồi hóng gió. Sáng sớm và chiều tối, hàng trăm người đi bộ tập thể dục quanh hồ, hít thở với "lá phổi xanh" của thành phố.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

thnhph7889hoaph7907ng78wy7.jpg


dscf0006ptm4.jpg


thnhph7889hoaph7907ng78le7.jpg


dscf0021psh8.jpg


1dsc00842lv0.jpg


Thành phố cảng Hải Phòng nổi tiếng với cái tên Hoa Phượng Ðỏ vì cây hoa phượng mọc gần như khắp nơi trong thành phố. Cứ hè đến, khoảng tháng 5, lúc mà học trò mải mê nắn nót những trang lưu bút ép lẫn với những cánh hoa khô chuyền tay nhau, cũng là lúc cả khung trời lẫn đường phố Hải Phòng đỏ rực trong sắc màu hoa phượng.

(Dạo này bận quá nên chưa viết được nhiều, các bạn Hải Phòng hoặc biết nhiều về Hải Phòng hãy giúp Ngo viết tiếp nhé. Thanks)
 
Last edited:
"Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ ..."
Quả thật chả sai chút nào, mấy hôm nay trên tất cả các con đường của TP Hải Phòng như rực rỡ hơn vì màu đỏ của hoa phượng.
Phượng vĩ - là 1 từ Hán Việt mà ý nghĩa của nó có thể là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.
Phượng vĩ có nguồn gốc ở Madagascar, được người Pháp du nhập và trồng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, ... từ cuối thế kỷ 19.
Hoa Phượng là biểu tượng gắn với tuổi học trò, có rất nhiều bài hát viết về loài hoa này. Ngo tôi rất thích câu hát
"Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thủa chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu ..."
Hoa phượng đỏ còn là biểu tượng của thành phố Hải Phòng (có lẽ là do ở Hải Phòng hoa phượng được trồng rất nhiều) nên trong văn chương người ta vẫn gọi Hải Phòng là Thành phố Hoa Phượng đỏ.
hoangni5.JPG


attachment.php


nusinh11b.jpg


4a8fc43e_4a10d185_3086bab3_ht.jpg


(ảnh ST trên mạng)
 
Bánh đa cua - đặc sản Hải Phòng.
"Thật thà như bánh đa cua..." Đó là một câu hát của nhạc sĩ Trần Tiến: "Người Hải Phòng thật thà như bánh đa cua..." trong ca khúc viết về Hải Phòng. Đến Hải Phòng, bạn nên thử một lần ăn bánh đa cua để có thể chia sẻ "cảm xúc thật thà" của món ăn độc đáo này.
Còn có một tên gọi khác: Canh bánh đa, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha cũng đã viết (Nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc): "Về Hải Phòng ăn canh bánh đa.../ Về Hải Phòng để lại đi xa...". Vâng, người Hải Phòng đi xa cũng chẳng thể quên canh bánh đa. Trước đây, bánh đa cua thật dân dã như tên gọi của nó. Những bà bán hàng áo nâu, răng đen với đôi quang chành: Bên này là chiếc nồi mười bằng đất đựng bánh đa (mà người ta quen gọi là nồi chân), bên kia là cái sảo tre xếp bát đũa và chiếc nồi đất nhỏ đựng nước tráng bát.
Ngõ Tam Thuật ở đường Cát Dài là xóm chuyên bánh đa cua gánh. Cứ ba bốn giờ sáng là đỏ đèn một loạt, kỳ cạch xé cua, giã cua... Gạch cua muốn mềm, nổi màu, không lận sận phải giã bằng chày hành, cối đá, lọc kỹ, đun sôi vừa tới. Bánh đa cua tráng khá kỳ công. Làng Dư Hàng Kênh là nơi cung cấp bánh cho toàn thành phố. Bí quyết nằm ở kỹ thuật ngâm gạo, chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lửa lò lúc tráng bánh. Sợi bánh đa phải mỏng tang, mềm và dai...

Ở thành phố cảng bây giờ bánh đa cua là món ăn sáng, ăn tối quen thuộc. Hiếm thấy gánh hàng rong như trước kia, người ta bày bàn ghế cẩn thận, duy có biển bán hàng thì vẫn dân dã, đôi khi chỉ là miếng bìa bé bằng bốn bàn tay, gá vào gốc cây vỉa hè với dòng chữ "bánh đa cua". Người ta chế biến thêm nhiều loại "nhân" khác như: Chả lá lốt, thịt chân giò, chả quế viên, tôm rảo bóc nõn... Nhưng những gia vị chính thì vẫn phải giữ nguyên mới "ra" bánh đa cua Hải Phòng: "Chí chương" cay Chợ Con (tương ớt - cách gọi của Hoa kiều), rau ghém thái nhỏ, hành khô phi giòn, thêm ít chua của chanh hay quất... Cứ 6 giờ chiều, ở phía đối diện Nhà hát Lớn, "phố bánh đa cua" trên đường Trần Phú bắt đầu dọn hàng, bán đến quá nửa đêm thì vãn và giá cả khiến mọi người phải giật mình vì rất... thật thà: Mười lăm nghìn đồng một bát.
Có dịp về đất cảng, bạn hãy ghé vào quán bánh đa cua, gọi một bát, từ từ thưởng thức một bức tranh ẩm thực pha màu khéo léo: Nổi phía trên nước dùng trong suốt là gạch cua nâu hồng, xôm xốp - miếng chả lá lốt xanh đậm - những mẩu hành khô vàng rộm, giòn tan - những cọng rau, hành tươi xanh nõn và sợi bánh đa nâu sậm, rồi bạn thưởng thức hương vị ngọt ngào, đậm đà, bùi béo... rất mộc mạc,chân chất của bánh đa cua Hải Phòng...

3917143679_21f71c2cbc_o.jpg
 
Chuyện đã kể với Greenline và Cuongtax lúc có dịp gặp nhau trên Sapa năn ngoái, mượn topic này kể với các bạn, nếu nhầm chỗ hay không phù hợp, các bạn cứ tự nhiên di dời hoặc xóa nhé.

Khoảng năm 1992, bản thân mình có dịp ra Hà Nội theo đoàn BCV của ĐHYD Tp.HCM tham dự 1 hội nghị khoa học (mình còn nhớ đ/c H Q Dự lúc đó là quan gì đó, lên sân khấu, bắt tay bắt chân và mình được tặng một cái đồng hồ để bàn lên dây cót của LX, sau này giận vợ, mình quăng một phát tan nát cái đồng hồ rồi!:D)

Sau hội nghị, một thành viên trong đoàn SG tháo vát, thuê ngay 1 cái xe Ba Đình, tổ chức tham quan vịnh Hạ Long. Ngày ấy chưa có cầu, mình nhớ đi qua phà Rừng, chuyến về thì từ Hạ Long đi phà về Hải Phòng. Đúng vào dịp hè, lúc phà chuẩn bị cập bến, cảm khái trước một góc thành phố Cảng trong màu phượng đỏ, anh em trong đoàn đồng thanh gân cổ lên hát: "tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ, ôi Hải Phòng thành phố quê ta....bla bla"

Hát xong, phà cập bến, bọn mình choáng váng khi nghe tiếng chửi: "đ..ch bố chúng mày!". Tiếp đón đoàn ngay cầu cảng là một dàn "anh chị" đằng đằng sát khí toan ập vào hành hung. May lúc đó, tất cả nhanh chân theo 1 anh công an cùng đi trên phà tấp vào 1 cửa hàng bách hóa. Đứng lâu lắm mà các bạn ấy vẫn kiên nhẫn chờ bên ngoài:Dam. Hội ý chóng vánh, cả đoàn nhờ người thuê giúp một xe về Hà Nội ngay lập tức và coi như chưa biết gì về Hải Phòng!?.

Sau này, bản thân mình có dịp quay lại thành phố Cảng này nhiều lần do yêu cầu công tác. Mỗi lần đến Hải Phòng sau này, mình luôn cảm thấy thú vị với những trải nghiệm, khám phá về thành phố Cảng.

Ấn tượng ban đầu năm xưa trở thành 1 kỷ niệm vui vui. Thỉnh thoảng buộc miệng hát: "tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ.." lại nhớ Hải Phòng!:)

Dân dùi đục chầm mắm cáy, ngắm hoa phượng rồi "hiên ngang chẳng biết làm gì". Bác có ấn tượng với quê iem mà iem thì cứ có cơ hội là phải bùng khỏi làng mới sướng. :))
 
Bánh đa cua

Nói đến Hải phòng là phải nói đến bánh đa cua. Món ăn dân dã này được bán ở rất nhiều nơi trong thành phố. Bánh đa cua nấu theo kiểu truyền thống: tức là bỏ luôn bánh đa vào nước dùng cùng rau vào nồi rồi nấunhuw nấu canh . Ai ăn mới múc ra hiện còn bán ở đường Mê linh, sát tường trường PTTH Ngô Quyền. Ngày nay bánh đa cua được bán giống như phở, bún,miến ..tức là khi nào ăn mới chần bánh, cho hành, chả rồi mới chan nước.

Thực ra nếu nấu nguyên bản thì bánh đa ăn với nước dùng cua(ko phải là nước dùng ninh xương nhé) thôi là chuẩn nhất, cùng với rau muống và rau rút, hành hoa, hành khô. Nó giữ được nguyên hương vị, béo bùi của gạch cua. Cái này hơi hiếm vì gạch cua được pha đậu phụ nhiều rồi. Những loại nhân ăn kèm như chả lá lốt, chả thịt, chả bò, chả cá, tôm đều làm mất vị của bánh đa cua, đặc biệt chả bò và chả cá (vì có thì là). Có một quán buổi sáng ở chợ Trần Quang Khải bán bánh đa cua với thịt vách ngăn chần tới cũng rất được. Ngòai chí chương, bánh đa cua chỉ ngon khi ăn quất. Chanh rất ngon khi ăn phở nhưng khi ăn với bánh đa cua thì ra vị cực dở

Bánh đa cua được bán suốt ngày và có một vài quán ăn được, mặc dù hương vị mất đi tương đối nhiều. Trong ký ức, quán bánh đa đầu phố nhà tớ được tớ đánh giá ngon nhất vì nó gắn với mỗi buổi sáng đến trường với một bát bánh đa không người lái và vì là người quen nên đầy đặn hơn một chút. Không biết các bạn thế nào, nhưng ăn bánh đa cua thì phải lụp xụp một chút, lếch thếch một chút, bẩn bẩn một chút. Bat đũa cũng như lọ tương ớt, bát quất phải hơi cũ kỹ. Bát bánh đa nóng hổi được người bán hàng đưa cho mình và thỉnh thoảng được khuyến mại thêm ngón cái cầm vành bát nhúng cả vào nước dùng. Chỗ ngồi chật hep để người ăn phải cầm cả bát vừa ăn vừa húp. Chắc là món ăn dân dã thì phải thưởng thức trong môi trường dân dã mới hợp. gần đây có nhiều quán cafe sang trọng cũng bán bánh đa cua. Cảm giác ngồi máy lạnh ăn một bát bánh đa trong cái bát sư trắng bóng để trên cái đĩa cũng trắng bóng thấy nó cứ vênh vênh, lệch lệch. Có vài quán tớ hay đi ăn và thấy cũng được
*Sáng: ngõ Sỏi đường Phạm Ngũ Lão, Kỳ Đồng (đoạn đối diện BV), đường Đà nẵng (đoạn đi từ ngã sáu lên qua lối rẽ vào chợ một đoạn), đường rẽ vào khu cảng Đoạn xá (chợ Bình hải), đoạn 110 Đình Đông (ngõ thông được với ngõ Sơn hà bên đường Lạch tray) ..
*Chiều: đường Lê Lợi (đối diện shop 187), đường Điện Biên ngay đầu ngã tư với Trần Hưng Đạo, gần chỗ rửa xe, chợ con
* Tối: Bánh đa da liễu đối diện Nhà hát lơnms bây giờ không thể ăn được. Tớ hay ăn ở ngõ canh đường tàu mê Linh (qua đường tàu rẽ phải),
Bạn nào còn biết quán nào ăn được thì giới thiệu cho mọi người biết nhá

Ngày nay có một hình thức nữa của bánh đa cua là lẩu cua đồng. Đặc điểm của loại lẩu này là ăn nhiều rau và cũng nhúng bánh đa đỏ nhưng nói gì thì nói, nó chỉ là một sự lai căng kệch cỡm mà thôi
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,246
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top