What's new

[Tổng hợp] Hải phòng trong trái tim tôi

Xin kính chào các bác trong diễn đàn!
Em là thành viên mới tinh của diễn đàn Phượt (thực ra là đã đọc "trộm" các bài trên diễn đàn rất nhiều rồi). Em rất ngưỡng mộ sự hiểu biết và chia sẻ của các bậc Tiền bối, các anh chị (đặc biệt là anh Chitto). Hôm nay rất can đảm em mới dám mở 1 topic về Hải Phòng quê em (rất mong được sự đóng góp của các mem, đặc biệt là các mem Hải Phòng).
 
Last edited:
17671447.jpg

Ở góc này nhìn thấy phía xa là ống khói nhà máy Xi Măng, thế nào mà nó làm dự án đô thị XM nó ốp mìn phá mất, chứ cứ để mỗi cái ống khói ấy sau xây nhà xung quanh vẫn đẹp
 
Phố Cầu Đất.
Phố Cầu Đất thuộc quận Ngô Quyền và Lê Chân, dài 610m, thuộc đất Gia Viên và An Biên cũ. Trước năm 1955, phố Cầu Đất thuộc khu Ga, lúc mới mở, goi là phố Pôn Đu-me (Avenue Paul Doumer), lấy tên Toàn quyền Đông Dương (năm 1896-1902), sau là Bộ trưởng Tài chính rồi Tổng thống Pháp. Giai đoạn 1946-1962, phố còn gọi là đại lộ Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo. Năm 1963, tên phố đổi thành Cầu Đất và được giữ đến ngày nay....

(ST)

cám ơn bác, em bây giờ mới biết ... hì hì
 
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một lễ hội truyền thống của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Sự hình thành khó xác định, lễ chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo. Thường là lễ tế thần vị thuỷ thần thường diễn ra. Để chuẩn bị người ta lựa chọn rất công phu trong khoảng một năm. Điều quan trọng là việc tìm và nuôi dưỡng trâu. Thông thường, sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Cạn... mới tìm được con trâu vừa ý. Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương.... là trâu gan. Háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ.

Trường đấu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ trống và hò hét. Người huấn luyện, phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí.

Bắt đầu từ hai phía của sới chọi, "ông trâu" được dẫn ra có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai "ông trâu" cách nhau 20 m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài sới chọi. Hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát... Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả.

Kết thúc lễ hội chọi trâu con thắng làm một cuộc rước giải về đình làm lễ tế thần. Tất cả mọi người dân đều theo, tập tục của từng địa phương, các trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt. Lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần. Mọi người cùng ăn chúc phúc. Truyền rằng, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc, mọi người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển.

Lễ hội chọi trâu xưa
attachment.php


attachment.php


attachment.php


Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng gắn với 1 câu chuyện như thế này: Ở Đồ Sơn, có thờ chung một vị tôn thần, tên hiệu là Tước Điểm Đại Vương. Theo thần tích, dưới chân Núi Tháp, thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên, có một ngôi đền, mỗi khi trời u ám, thường có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn. Tương truyền: Xưa có người dân trong xã đi qua đền Hùng Trấn Tước Điểm Thần thấy hai con trâu húc nhau, thấy động chúng bỏ chạy xuống biển. Về sau, dân xã Đồ Sơn mở hội chọi trâu vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm và cho rằng trong ngày hội thế nào cũng có trận mưa to gió lớn. Đó là thuỷ thần Đồ Sơn hiển linh. Ca dao có câu:
"Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"
 
Last edited:
Đền Bà đế thì có sự tích thế này :
Tương truyền vào năm 1718, có đôi vợ chồng sinh hạ cô con gái đặt tên là Ðào Thị Hương. Càng lớn lên đứa trẻ (Bà Ðế) càng xinh đẹp, lộng lẫy. Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe. Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà, chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về kinh đô, chúa có hẹn ngày về đón bà. Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của chúa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển. Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: "Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần". Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Sau một tháng, thuyền hoa của chúa về rước bà vào kinh. Biết chuyện oan khuất, chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm ban sắc phong: Ðông Nhạc Ðế Bà- Trịnh chúa phu nhân. Người đời sau thương tiếc và khâm phục lòng thuỷ chung của bà. Nhiều danh nhân đã đề thơ ca ngợi:
"Lòng sáng như băng trời đất biết
Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay
Ðế Bà hương lửa nghìn thu ấy
Ðể giải hồn oan cõi thế này"
Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trẩy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.

Ngày xưa đền như thế này:
attachment.php


Ngày nay thì thế này:
DSC00928600x450-1.jpg
 
@Ngo1: Mình hơi bất ngờ với một số hình xưa của bạn. Không ngờ vẫn còn nhiều hình xưa mà mình chưa biết. :)

Ở góc này nhìn thấy phía xa là ống khói nhà máy Xi Măng, thế nào mà nó làm dự án đô thị XM nó ốp mìn phá mất, chứ cứ để mỗi cái ống khói ấy sau xây nhà xung quanh vẫn đẹp

Đây là góc chụp Cầu Quay từ phía bến xe Tam Bạc chứ không phải cầu Xi Măng. Ông bạn nhầm xa thế. :))
 
Khoa cũng định viết một cái gì đó về Hải Phòng, mảnh đất "lắm người nhiều ma" mà Khoa yêu đến lạ lùng. 38 năm nay sống ở Hải Phòng thì 38 năm nay Hải Phòng luôn ở trong trái tim Khoa.

Giờ em mới đọc bài này, lão Khoa không ngờ mong manh thế. Trên này ném đá chút xíu vậy là chuyện thường. :)) Đề nghị bạn Bụi hay bạn Thuy Duong kéo áo lôi lại đây. Lão này có nhiều thông tin hay ho lắm. (c)
 
Ga Hải Phòng.
Ga Hải Phòng nằm ở phố Lương Khánh Thiện. Kiến trúc nhà ga theo kiểu Pháp và được đánh giá là một trong những ga đẹp của Việt Nam.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng dài 102 km được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901 nhằm mục tiêu biến con đường huyết mạch này thành phương tiện chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược tại vùng Bắc Bộ. Ngày 16-6-1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác. Và cái tên ga Hải Phòng ra đời từ đó.

Ngày xưa, ga như thế này:
attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Ngày nay thì nó thế này:
Ga_Hai_Phong.JPG

(ảnh ST)
 
Nhà thờ lớn Hải Phòng (cái này múa rìu qua mắt bác Chitto đây)
Theo như tấm bia đã xanh hình khối chữ nhật đặt dưới chân tượng Thánh Juse, tạc năm 1886, ghi bằng chữ Hán, chữ Latinh và chữ Pháp cho biết: các Linh mục dòng Đa Minh (Dominique) nước Tây Ban Nha đến Bắc Kỳ từ ngày 7/7/1676. Ngày 5/7/1848, Giáo hoàng Pie chia làm hai giáo đoàn.
Từ năm 1676 đến 1866, dòng Đa Minh đã có 31 vị tử vì đạo trong đó có 26 tu sỹ người bản xứ. Đến năm1866, dòng tu Đa Minh Tây Ban Nha ở Bắc Kỳ đã có 3 giáo phận, 20 vạn tín đồ. Phần chữ Hán ghi số lượng đạo đường (nhà thờ, đạo quán) của dòng tu này.
Như vậy, dòng tu Đa Minh do các giáo sỹ Tây Ban Nha đến Bắc Kỳ, nhất là vùng ven biển khá sớm và có ảnh hưởng sâu ở Hải Phòng và vùng phụ cận.
Mặc dù đã có mặt từ rất lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mãi những năm 20 của thế kỷ XIX, một nhà thờ có quy mô lớn mới được xây dựng ở Hải Phòng. Ngõ nhà thờ chính tức thánh đường, xây theo kiểu kiến trúc Gothique dài 47m, rộng 17m, đủ chỗ cho ngàn giáo dân đến dự lễ.
Tháp chuông nhà thờ cao 28m. Còn có phòng là nơi ở của các giáo sỹ, nhà khách, nhà làm việc. Đối diện với cổng nhà thờ (phía đường Hoàng Văn Thụ hiện nay) là trường Dòng Saint Dominique (nay là trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng). Công trình to đẹp nhất dãy phố nên có tên ban đầu là phố Mission (phố Nhà Chung).
Năm 1954 đổi tên là phố Đắc Lộ, tên phiên âm Hán Việt của A. Đờrốt (Alexandre De Rhodes), người có công đầu sáng tạo chữ Quốc ngữ. Tên phố hiện nay là Phạm Bá Trực, tên một linh mục, một nhà tu hành chân chính yêu nước, kính chúa, có công vận động giáo dân tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Linh mục đã từng giữ nhiều trọng trách như: Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Liên Việt Trung ương rồi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ viên thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Chủ tịch Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam.

Tháp chuông nhà thờ
attachment.php


Nhà thờ trong giai đoạn xây dựng
attachment.php


Tháp chuông kho hoàn thành
attachment.php


Nhà thờ khi hoàn thành
attachment.php


attachment.php


Ngày nay thì nó trông thế này:
Nh%C3%A0%20Th%E1%BB%9D%20Ch%C3%A1nh%20T%C3%B2a%20H%E1%BA%A3i%20Ph%C3%B2ng.jpg

(ảnh ST)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,566
Bài viết
1,169,089
Members
191,423
Latest member
dothinh06
Back
Top