What's new

Môn thể thao lặn biển

Hi hn11bg
Thiết bị của bạn như vậy là ok rồi. Ở Đà Nẵng vì không có trung tâm lặn biển cho khách du lịch,cũng không có cty Trục vớt nào nên máy nén khí cũng chẳng biết ở đâu có. Cửa duy nhất bây giờ bạn làm sao liên hệ được với TT Tìm kiếm cứu nạn khu vực Đà Nẵng, chỗ đó chắc chắn là có máy nén khí,nhưng không biết là, sao nhờ người ta nén dùm thôi.
Bạn chuẩn bị thiết bị vậy là đầy đủ rồi,nhưng mình chỉ lo nhất là bạn chưa qua một khóa đào tạo nào mà chỉ chơi theo tinh thần tự phát hoặc người đi trước chỉ người đi sau. Nói thẳng là lặn không hề khó,chỉ cẩn dạy một ngày là ai cũng lặn được.Cái khó là xử lý tình huống khi gặp trục trặc về thiết bị hay lý do khác dưới nước. Chuyện xử lý tình huống cần có huấn luyện hoặc có sự trợ giúp của đồng đội. Cho nên khi lặn biển không khuyến khích lặn solo một mình
 
Hi hn11bg
Vừa đọc tin nhắn sms của bạn xong mà mình giật bắn cả người. KHÔNG BAO GIỜ NÉN KHÍ BẰNG MÁY BƠM HƠI LỐP OTO NHÉ. Vì nén khí phải dùng máy nén chuyên dụng,nén với áp suất rất cao. Và máy nén có hệ thống lọc khí bằng than hoạt tính,đảm bảo khí trong bình không có mùi khói hay mùi dầu nhớt. Thở hết 1 bình nén bằng máy bơm lốp oto xong là nằm 3 ngày đấy
 
Bạn Phương cho VTF hỏi tí,
Chả là có 1 số người thuộc dạng "kỵ nước", có nghĩa là khi tiếp xúc với nước (như đi bơi chẳng hạn) thì rất dễ bị sặc, ngộp... hơn người bình thường (cái này là do thở sai qui cách hay do cơ địa?), nói chung là "kỵ nước" từ nhỏ và điều này ảnh hưởng đến tâm lý rất lớn, lớn tới nổi 12h trưa, nắng to, mặc áo phao mà bơi ngoài biển, thấy nước đổi màu, hoặc hụt chân là hoảng và lật đật bơi vào bờ, thậm chí bơi gần tảng đá to thấy nước màu xanh thẳm cũng "hoảng" và dạt ra xa liền ! và VTF cũng thuộc dạng đó. Như vậy dạng người này nếu thích môn lặn thì có sao và có nên ko? Tất nhiên cái gì huấn luyện bài bản và trong thời gian dài thì vẫn có thể lặn như thường, nhưng thật sự là bị ảnh hưởng "tâm lý" rất cao.
Thks bạn Phương.
 
@hn11bg: Ở Đà Nẵng có Furama tổ chức lặn Sơn trà mà, 5 sao luôn, bác gáy cho Furama xem. Nén thì hai bình cùng lúc, ngâm nước khỏi nóng, bác mang đi nén rồi bắc biết. Bác định làm cho đơn giản nhưng không đơn giản được đâu, máy nén thường thì đến 20-25bar là kịch đường tàu, mà khi lặn khí còn 30bar là phải ngoi lên rồi. Bác cũng đã học lặn rồi mới sắm đồ chứ trong nhà có bình khí vậy lạ nha.
 
Chào bạn Rồng Đất
Mình hiểu ý của bạn muốn hỏi về những người sợ nước "bẩm sinh" đúng không? Mình cũng đã gặp những người kiểu như vậy,nhưng theo thiển ý của mình thế này:
Bản chất con ngườikhi sinh ra không hề sợ nước,vì suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ,con người hoàn toàn sống trong môi trường nước (nước ối). Bạn có thấy ở nước ngoài,những đứa bé mới có vài tháng tuổi đã cho học bơi,và phản xạ nín thở nhắm mắt dưới nước không cần ai dạy trẻ con vẫn làm tốt. Nhưng càng lớn,phản xạ dưới nước của trẻ con dần mất đi vì ảnh hưởng môi trường sống trên cạn. Và con người lại phải "học" trở lại kỹ năng dưới nước. Về những người sợ nước, gần 90% là có lý do. Lý do thường gặp nhất là trong quá khứ gặp tai nạn hay gì đó tương tự dưới nước. Nhiều khi ký ức quá sợ hãi khiến người ta tạo ra phản xạ "sợ" khi tiếp xúc với môi trường trong quá khứ. Sợ là một phản xạ có lợi cho con người,khiến con người phân tích đánh giá những tình huống có hại đến bản thân ( bạn thấy con người sẽ ra sao nếu không biết sợ gì cả? Không tốt tý nào cả )
Đối với những người sợ nước,có lẽ cách khắc phục duy nhất là liệu pháp tâm lý. Ta nên tìm ra nguyên nhân trong quá khứ khiến ta sợ ( chắc chắn là có,nhiều lúc ta không nhớ hay không nhận ra thôi ). Khi đã tìm ra nguyên nhân,ta mới từ từ khắc phục bằng cách đưa cơ thể vào môi trường nước an toàn hơn ( trong hồ bơi,nơi nước cạn chẳng hạn. Mục đích làm tâm lý ổn định,dùng cảm nhận thực tế đè lên trên ký ức quá khứ). Vì là liệu pháp tâm lý,nên tất cả phải từ từ. Đừng nóng vội để lại 1 lần nữa đẩy bản thân vào tình huống nguy hiểm,sẽ làm tăng thêm nỗi sợ hãi mà thôi.
Nếu bạn muốn tìm hiểu và học lặn biển,yêu cầu cơ bản là bạn phải biết bơi ( bơi cơ bản thôi nhé ). Đây có lẽ là bước khó khăn nhất mà bạn phải vượt qua. Nhưng mình tin bạn sẽ vượt qua được,chỉ vì chính bản thân bạn cũng không giải thích được vì sao bạn sợ nước. Điều đó chứng tỏ nỗi sợ của bạn rất mơ hồ và không rõ ràng. Đừng cố gắng để vượt qua nó nhanh nhất, mà hãy để mọi chuyện trôi qua tự nhiên nhất. Chắc chắn bạn sẽ làm được. Mình nghĩ bạn có thể tham gia và tìm hiểu vấn đề này trong Blog Lặn biển Scuba Freedive của tụi mình. Chúc bạn thành công và rất vui chào đón bạn tại Blog Lặn Biển Scuba Freedive.

@Bạn Apachai: Có vẻ bác rành về kỹ thuật lặn scuba nhỉ ? Mình chắc bác cũng đã có chơi qua môn này rồi đúng không? Sao mấy hôm nay không thấy cao nhân xuất hiện nhỉ? Rất vui được làm quen(beer)

Hãy để từng giây phút chúng ta đắm chìm trong môi trường nước là những khoảnh khắc vui vẻ,thoải mái và thật sự an toàn. Nước là nguồn gốc của sự sống, hãy tận dụng nước một cách khoa học và thông minh nhất nhé các bạn

images


images


images


images


images
 
Last edited:
Cho phép mình trích dẫn một đoạn trong một bài viết được đăng trên tạp chí Sức khỏe và Đời sống. Hy vọng bác VTF và tất cả các bạn sẽ có một cái nhìn đúng hơn về NỖi SỢ HÃI
Cảm giác sợ hãi xảy ra rất thường xuyên ở con người, song nguồn gốc của nó bắt nguồn từ đâu? (theo suckhoedoisong.vn, trích)

TS.Adam Perkins, chuyên ngành thần kinh học, bệnh viện Maudsley, London, Anh, đã tiến hành các cuộc kiểm tra sự liên quan khi xuất hiện cảm giác sợ hãi với hoạt động của não bộ bằng cách kết hợp quét cộng hưởng từ trường MRI tại vùng não được xác định là nơi kiểm soát sự lo lắng, cảm xúc, tâm trạng của con người.

Sau 9 tháng tiến hành nghiên cứu trên nhóm người tình nguyện, trong đó chính TS. Perkins cũng là một, nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận: trong não bộ có tồn tại một khu vực được coi là trung tâm của nỗi lo lắng, sợ hãi. Vùng não này nằm ngay trong vùng não trung tâm – hippocampus, bên trong thuỳ thái dương và chính là vùng não có liên quan đến khả năng kiểm soát trí nhớ cũng như khả năng nhận thức của con người. Theo dõi trên màn hình kết quả quét cộng hưởng từ trường cho thấy: bất cứ khi nào, cảm giác sợ hãi xuất hiện, vùng não trung tâm hippocampus lại hoạt động và biểu hiện trên hình ảnh là các vùng phát sáng giống như một đám pháo hoa.
Thông thường, khi cảm giác lo lắng, sợ hãi xuất hiện, con người có xu hướng “cứng đờ” cơ thể. Nó cũng xuất hiện khi phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn. Khoa học gọi hiện tượng này là sự ức chế hành xử (behavioural inhibition) do một vùng thuộc não bộ điều khiển. Điều này lý giải cho việc tại sao một số người trở nên bị “đơ người” khi sợ hãi hoặc khi đối mặt với một nguy hiểm đang hiện hữu, trong khi đó một số khác lại vẫn có khả năng giữ được bình tĩnh để đối mặt với mối đe doạ và xử lý được nó.

Lo lắng, sợ hãi là một hiện tượng phức tạp và rất khó hiểu. Chúng ta vẫn cho rằng cảm giác lo lắng xuất hiện như một biểu hiện tất yếu, một trạng thái tự nhiên của cơ thể, song sự thực là chỉ khi xảy ra hoạt động tích cực ở vùng não kiểm soát trạng thái này, nỗi lo lắng sợ hãi mới diễn ra. Điều này cũng có nghĩa là chỉ cần tác động nhân tạo khiến cho vùng não kiểm soát sự lo lắng hoạt động thì cũng có thể khiến cho một người rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi. Ngược lại, nếu muốn chấm dứt cảm giác sợ hãi của một người, đơn giản chỉ cần tác động ức chế hoạt động tại vùng não ấy.

Trong thí nghiệm của mình, TS. Perkins đặt ra yêu cầu là phải khiến cho người tham gia thử nghiệm rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi bằng các tình huống thực tế. Đồng thời với việc diễn ra trạng thái này, máy quét cộng hưởng từ trường fMRI hoạt động ghi lại không chỉ cấu trúc của não bộ, mà còn ghi lại các phản ứng của não và các tế bào thần kinh trong não.
Nghiên cứu của TS. Perkins không chỉ làm rõ nguồn gốc trạng thái lo lắng, sợ hãi của người bệnh, mà còn đem lại một phát hiện mới mẻ, thú vị, đó là, nhìn chung, những người thuận tay phải có xu hướng dễ lo lắng, sợ hãi hơn những người thuận tay trái; phụ nữ có xu hướng xuất hiện trạng thái sợ hãi nhiều hơn và mức độ trầm trọng hơn nam giới.
Theo TS. Perkins, phụ nữ dễ bị cảm giác lo lắng, sợ hãi bởi những đe doạ không chỉ về mặt thể chất mà còn bởi những ám ảnh hay tưởng tượng khác, chẳng hạn như: nỗi sợ đám đông, sợ sự mạo hiểm, sợ bóng tối… Ngoài ra, những người đàn ông có lối sống phóng túng thường là những người ít có biểu hiện lo lắng sợ hãi nhất. Và theo kết quả một điều tra xã hội, thì người già có xu hướng ít bị ảnh hưởng bởi trạng thái lo lắng và sợ hãi hơn so với người trẻ tuổi.
Và một điều đặc biệt nữa, trái với suy nghĩ của nhiều người, rằng cảm giác sợ hãi, lo lắng là không tốt cho sức khoẻ, kết quả nghiên cứu của TS. Perkins lại cho thấy: một chút cảm giác sợ hãi đôi khi lại là rất tốt. Trạng thái này khiến cho mọi người trở nên thận trọng hơn khi đưa ra các quyết định, làm giảm sự hấp tấp, vội vàng vốn là nguyên nhân dẫn tới thất bại trong công việc. Một thử nghiệm với các trò game tạo cảm giác mạnh đã được tiến hành. Những người chơi với tâm lý thận trọng, đề phòng luôn đạt được số điểm cao hơn những người chơi khác. Trong cuộc sống, điều này cũng diễn ra tương tự, những người liều lĩnh, ưa mạo hiểm nói cách khác là những người không biết sợ đôi khi lại làm hỏng việc nhiều hơn.
 
Chào bạn Quintus
Đầu tiên xin chúc mừng bạn sắp có một chuyến đi đến với một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới. Tại Phil, nơi lặn biẻn đẹp nhất là Puerto Galera
Về thắc mắc về thiết bị,bạn cần có 1 kính lặn,1 ống thở snorkerling và 1 cặp chân fins. Bộ thiết bị này nếu mua tai VN giá khoảng 3tr đồng ( bạn có thể tham khảo trong Shop thiết bị lặn biển trong box Mua bán nhé ). Nếu chưa xác định sẽ chơi lâu dài thì dịch vụ lặn sẽ cung cấp cho bạn khi chơi,bạn chưa cần mua cũng chẳng sao
Về những thắc mắc của bạn về chuyện lặn cùng Cá mập voi,sứa, cá biển v.v mình cần nói rõ với bạn về chuyện phân biệt Snorkerling hay Freedive. Với những gì bạn nhìn thấy trên TV hay tìm hiểu trên internet, đó là những thợ lặn Freedive lặn cùng sinh vật biển. Khi lặn Freedive cùng sinh vật biển sẽ không khiến sinh vật biển hoảng sợ,và chúng ta có thể tiếp cận chúng rất gần ( thậm chí vuốt ve chúng ). Nhưng nhu đã nói ở phần đầu topic,bạn muốn freedive thì phải tập luyện,chứ không thể tự chơi được đâu bạn ah
Tại các điểm du lịch,dịch vụ cung cấp cho khách là snorkerling,nghĩa là bạn vẫn nổi trên mặt nước,chỉ úp mặt xuống nước để nhìn thôi. Vì vậy giữa bạn và những sinh vật biển vẫn còn một khoảng cách an toàn. Một điều nữa dịch vụ thường đưa khách đến những điểm không quá sâu để khách snorkerling ngắm san hô ( thông thường khoảng 5m), mà những điểm đó chắc chắn chỉ có những chú cá nhỏ nhiều màu sắc thôi,không thể có cá mập voi ở độ sâu 5m đâu
Vì vậy bạn nên chuẩn bị tinh thần trước chỉ được snorkerling ở những điểm không quá sâu. Nếu bạn yêu cầu họ đưa đến những điểm có sinh vật biển đăc biệt như cá mập voi,mình cũng khuyên bạn chỉ nên snorkerling để nhìn chúng từ xa chứ không nên cố gắng lặn xuống nhé ,sẽ nguy hiểm vì bạn chưa có kỹ thuật freedive,không xử lý được hơi thở của bạn. Cuối cùng,nên nhớ không chạm vào sinh vật biển bằng tay vì bạn không phải là chuyên gia về sinh vật biển ( không phân biệt được những loại có độc tố trên da,không đọc được phản ứng của sinh vật biển)
Về thời điểm lặn sẽ do dịch vụ lặn quyết định vì họ biết rõ hơn chúng ta. Vấn đề an toàn và bảo đảm tâm lý thoải mái khi xuống nước,bạn phải luôn mặc áo phao khi snorkerling. Không có gì phải ngượng cả,mình hiểu khả năng bơi của bạn. Nhưng bơi ở biển hoàn toàn không giống như trong hồ bơi,bạn phải đối mặt với dòng chảy,sóng và nhiều yếu tố khác nữa. Áo phao là vật bất ly thân trong trường hợp của bạn
Chúc bạn có một chuyến đi thú vị ( nhớ report cho anh em hóng hớt nhé)
 
Last edited:
@ Phuongdiver: cám ơn Anh. Lúc trước em đọc thấy có cấm sờ vào mấy con đó, lúc đầu tưởng sẽ làm hại nó, ai dè hại luôn chính mình. Noobie vậy đó. Em sẽ luôn nhớ phải mặc áo phao trong mọi trường hợp. Nói trước sợ bước ko qua nhưng dù ko dám xuống em sẽ cố chụp lại em với butanding nhồi bông :D
 
Chào các bạn
Hôm nay mình xin giới thiệu video clip hoạt động của Blog Lặn Biển tại TpHCM. Đây là những hoạt động định kỳ,nhằm mục đích để các thành viên ôn lại những kỹ năng cơ bản,tập luyện những kỷ năng cần thiết như cứu hộ cứu nạn
[video=youtube_share;2jp4PH5moj8]http://youtu.be/2jp4PH5moj8[/video]

Chúc các bạn một tuần làm việc hiệu quả
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,451
Bài viết
1,152,953
Members
190,092
Latest member
duocthuanhoa2024
Back
Top