Trước khi cung cấp các thông tin tuyến đường mà Yersin đã đi qua, em giơ tay xung phong kể lược qua thân thế sự nghiệp của Yersin, theo cái chí nhớ và góc nhìn của em ạ =)) Vì em cũng nghiên kíu cái vụ này nhiều nhiều, nên lọan tài liệu, bi giờ chỉ kể theo chí nhớ:
Ông ấy là người Thụy Sĩ gốc Pháp, sinh ngày mấy ở đâu quên gồi
. Gặp thời bị vua Pháp đàn áp, cả nhà ông ấy di tản sang Thụy Sĩ, làm Pháp Kiều yêu nước.
Sau này, khi chính quyền Pháp đổi mới, có các chính sách thóang cho Kiều, ông ấy trở lại quốc tịch Pháp, hoặc là làm luôn 2 quốc tịch gì đó. Vì thế, các tài trợ cho các công trình Yersin tại VN sau này đều được Pháp hăng hái giúp.
Học hành xong, ông ấy vào làm cơ quan nhà nước, tại Viện vệ sinh dịch tễ gì đó ở Paris, trở thành chuyên viên vi trùng học, học trò của Pasteur và đồng môn của nhiều nhà bác học danh tiếng khác.
Tuy da ông là hàng thịt, trong vỏ một công chức ngoan hiền, nhưng hồn ông lại là Trương Ba, cuộn máu phượt thứ thiệt.
Bỗng một ngày đẹp giời, ông bỏ cơ quan nhà nước cái tẹt, từ Paris xuống Marseille, một thành phố cảng ở miền Nam, sát với châu Phi.
Không biết ông đi đâu, muốn gì, người ta chỉ tiếc vì coi sự nghiệp tinh vi vi trùng của ông cứ như là gặp phải lối tịt, và cái cơ quan nhà nước nằm giữa thủ đô Paris không phải ai xin vào cũng được, cái biên chế của ông không phải ai xin vào cũng được.
Ngơ ngáo ở Marseille một hồi, ông bỗng lên tàu xuất dương. Ông đăng tên tuyển dụng vào chân y tá trên một con tàu viễn dương của cái công ty hàng hải gi gì quên rồi. Ông ý là bác sĩ xịn, nhưng tàu chỉ có chân y tá, vì vài chục mạng trên tàu chỉ cần thăm khám sơ sơ, cấp mấy viên Xuyên Tâm Liên là đủ.
Chức năng quan trọng nhất mà người ta sợ là ông có quyền cấp giấy đủ sức khỏe để đi tàu viễn dương. Đổi lại, ông được phượt miễn phí.
Và ông sang VN như là tình cờ, vì công ty tàu ấy nó chạy cái tuyến ấy: Marseille - Hải Phòng.
Lên Hải Phòng, ông chuyển sang chạy tuyến Hải Phòng - Malina (Philippines). Nhưng chỉ được vài tháng (hình như 6), tuyến này bị ngưng, do không có hiệu quả kinh tế gì đó.
Ông bèn chuyển qua công ty Volga gì đó (em nhớ cái tên công ty này vì nó giống cái tên con sông Volga ở Nga La Tư), chạy tàu biển tuyến Hải Phòng - Sài Gòn.
Nhưng hồi ấy, không có tàu chạy thẳng như tàu Hoa Sen như bây giờ, mà tòan tàu chợ, ghé lung tung, Thái Bình, Vinh hay là gì đó quên kụ nó gồi. Vì điều quan trọng là nó ghé Nha Trang, Quy Nhơn...
Ở đó, ông nhìn thấy núi Trường Sơn và trong đầu lóe lên khát vọng: không phải phượt đường biển hay đường bộ theo quốc lộ 1A bây giờ, mà phải phượt đường khó, đường núi.
Ông lên âm miu chạy cung này: Từ Nha Trang vào núi Trường Sơn, rồi từ đó tìm đường về Sài Gòn theo hướng tây nam. Thời đó, người ta đi đường biển là chủ yếu, nên phượt đường núi mới là óach.
Một hôm, tàu đến Nha Trang. Ông xin thuyền trưởng nghỉ phép hay gì đó, để đi phượt. Chuyến ấy, con tàu đi tiếp vào Sài Gòn và quay lại Nha Trang trong 10 ngày mà không có bác sĩ.
Trong 10 ngày ngắn ngủi này, ông làm chuyến phượt đầu tiên tại Việt Nam, từ Nha Trang lên Di Linh.
Ông rời tàu với vài hộp thịt bò, mấy thứ đồ khô xin từ thuyền trưởng, và đi Phan Rang theo lời khuyên của ông thuyền trưởng này.
Tại Phan Rang, ông cà kê gặp một cố đạo người Pháp, người mấy năm trước từng phải chạy trốn các cuộc đàn áp của nhà Nguyễn.
Nhưng ông cố đạo này, không còn nhớ cái lúc lên rừng chạy lọan ấy, đã chạy về đâu, nấp ở đâu để cố vấn chỉ đường cho Yersin. Ông khuyên Yersin đi Phan Rí.
Tại đó, một viên chức người Pháp đã giúp ông, cung cấp lương thực, người Việt dẫn đường, ngựa nghẽo và các thứ cần thiết khác...
Sở dĩ ông không đi tiếp được nữa là vì hết phép, phải quay về tàu. Chuyến đi, được coi là thất bại so với khát vọng, nhưng lại là tiền đề qúy báu cho các chuyến sau.