What's new

Xuyên Việt tuổi 20

Ngày 10: Đà Nẵng-Quảng Nam-Phú Yên 400km

Như những ngày khác trong chuyến đi, 4h chuông báo thức reo, tỉnh dậy và lại bắt đầu một hành trình dài.
Ngày 10 của hành trình đã bắt đầu.

ngay10 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chào cô chủ nhà nghỉ, tôi đi lang thang biển sớm. Biển Mỹ Khê thật đẹp buổi hừng đông.

DSC_4654.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Tất cả mọi người, từ người già, trẻ nhỏ, nam thanh nữ tú tất cả đều hòa vào dòng biển sớm. Biển lúc mặt trời chưa lên tuy còn vương cái lạnh của đêm dài nhưng cũng chất chứa trong mình bao tâm tình của biển, những cơn sóng cứ "ầm ầm" xô vào bờ như phần nào xua đi sự lạnh lẽo cô đơn. Tôi ước gì mình có thể cùng mọi người hòa mình xuống biển, mặc những cơn sóng ập vào mà mê say. Nhưng thôi còn hành trình dài phía trước, chào Đà Nẵng...

Rời Mỹ Khê tôi cứ chạy hướng về Quảng Nam mà không quay lại nhìn vì còn nhiều vương vấn. Quê hương phố Hội hiện ra nhẹ nhàng chân chất với những bờ ruộng, hàng cau.

DSC_4664.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Rồi cũng gặp lại dòng Thu Bồn hiền hòa, đứng trên cây cầu Câu Lâu nhìn xuống những cánh đồng xanh mơn mởn, những cù lao nổi xanh tốt cũng nhờ vào dòng sông Thu Bồn.

DSC_4665.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Từ ngọn núi Ngọc Linh cao nhất cao nguyên hùng vĩ, dòng sông Thu Bồn uốn lượn chảy xuống đồng bằng và đổ ra Cửa Đại mang theo biết bao phù sa, tâm tình cho xứ Quảng này.

DSC_4670.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Bạn đồng hành cùng tôi.

DSC_4673.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những khối núi xa xa chính là khối núi bao bọc Thánh địa Mỹ Sơn- Di sản văn hóa thế giới.

DSC_4675.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Sáng nay tôi sẽ ghé thăm Mỹ Sơn, bởi đơn giản vì sự kì bí mà Thánh địa này mang lại. Từ QL1 rẽ vào TL610 đi thêm khoảng 30km nữa mới đến Mỹ Sơn.
Ghé vào quán ăn bên đường để ăn sáng. Và có lẽ đặc sản xứ Quảng mà ai cũng biết đó là mỳ Quảng.

DSC_4679.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Quán ăn nhỏ nhưng đông đúc vì kế bên trường tiểu học, gần 7h các bé lon ton vào trường thật nhộn nhịp.
 
Ăn xong món mỳ trứ danh, tiếp tục lên đường. Con đường ĐT610 nhỏ dần, cứ chạy mãi đưa vào vùng thôn quê xứ Quảng. Nhìn con đường lạ nên hỏi hai anh chị đang chạy trên đường, "còn 20km nữa đến Mỹ Sơn e ạ" chị trả lời, cám ơn chị nhiều nhé.

DSC_4681.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đây rồi đường dẫn vào Mỹ Sơn còn 9km nữa.
Con đường nhỏ dẫn vào khu rừng sâu heo hút, nhà cửa thưa dần chỉ còn những mảng rừng rậm rạp. Đến cổng khu Thánh địa, gửi xe mua vé và bắt đầu tham quan. Ngay cổng mua vé là khu bảo tàng Mỹ Sơn, có lẽ còn sớm nên nơi này vắng khách chỉ có mấy xe của nhân viên.

Các di tích cổ của Đông Nam Á và Chăm-pa.

DSC_4683.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Phong cách nghệ thuật của trụ cửa: Phong cách Đồng Dương (năm 875) và sau Đồng Dương.

DSC_4685.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Linga tượng trưng cho dương tính-một trong hai vật thờ linh thiêng (cùng với yoni) của người Chăm.

DSC_4686.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những di sản để nghiên cứu về Thánh địa Mỹ Sơn.

DSC_4689.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. (theo Wikipedia.org)

Rời khu bảo tàng tản bộ vào con đường nhỏ dẫn vào trung tâm Thánh địa.

DSC_4690.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Con đường giữa khu rừng xanh tốt, xung quanh là tiếng chim hót líu lo.
Cụm tháp đầu tiên bắt gặp là cụm H.

DSC_4693.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cỏ xanh đã gần như chiếm lấy di tích cổ, cụm tháp giờ đây chỉ còn tàn tích và rêu phong.
Sơ đồ di tích Mỹ Sơn.

DSC_4697.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam.

Cụm tháp B C hoang tàn, bỏ lại một thời kì vàng son.

DSC_4699.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Giờ đây chỉ còn lại sự lạnh lẽo hoang vắng, thời gian đã mài mòn những di sản của nhân loại.

DSC_4708.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Bước qua 3 cánh cửa, rũ bỏ bụi trần để cúng bái thần linh (theo lời kể của chú làm việc bảo tồn di tích).

DSC_4710.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Từng cánh cửa như vào một cõi để cuối cùng tâm trong sạch nguyện cầu thần linh.

DSC_4713.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cụm tháp B (Kalan Mỹ Sơn B1) là cụm tháp trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn.

DSC_4726.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Tượng thần Shiva được tạo tác xung quanh các ngôi tháp, bức tượng này được các nhà nghiên cứu phục hồi lại sau khi Pháp ném bom phá.

DSC_4728.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Tượng thần Shiva bị mất đầu do thực dân Pháp lúc bấy giờ lấy phần đầu và mang về nước. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì do thực dân Pháp không muốn người dân ở đây thờ thần Shiva nên phá hỏng tượng thần bằng cách lấy đầu và mang về nước.

DSC_4731.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Rêu cỏ bám xanh đầy chân tháp Chăm.

DSC_4736.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_4737.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Bức tường còn khá nguyên vẹn, tuyệt đẹp với 3 vị thần.

DSC_4740.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Bệ thờ mã số 03-MSB-170.

DSC_4743.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Nhóm tháp A tan hoang, đầy cỏ xanh.

DSC_4754.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Nhóm tháp G nằm trên đồi cao.

DSC_4757.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Nhóm tháp F, Yoni tượng trưng cho thần Uma-vợ của thần Siva-biểu tượng cho âm tính.

DSC_4761.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Nhóm tháp E7 vừa mới hoàn thành.

DSC_4763.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Nhóm E5 E6.

DSC_4767.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Nhóm K cuối cùng cũng ngập tràn cỏ xanh.

DSC_4769.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Lang thang một vòng qua các cụm tháp Chăm xưa, như đưa về hàng ngàn năm trước với điệu múa Chăm đầy thu hút và thần bí.
Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây quá tuyệt vời, đang tản bộ xuống dốc để về thì gặp chú áo xanh làm việc trong khu di tích.
-"mệt quá chú ơi !" tôi cười nói với chú.
-"mệt thì vào đây ngồi lát rồi đi cháu "-chú bảo.
Thế là tôi ngồi cùng vào trò chuyện, chú cũng ngồi xem mấy anh em cắt cỏ. Chú kể tôi nghe về dòng suối độc nơi này, xa xưa là rừng thiên nước độc và thú dữ. Và vùng núi Hòn Đền linh thiêng, từng câu chuyện chú như kéo tôi vào hàng thiên niên kỉ trước.
Chẳng mấy chốc cũng hơn nữa tiếng trôi qua, tôi cũng phải chào chú để tiếp tục hành trình.
Chào chú nhé, một người đất Quảng Nam yêu thương !

DSC_4771.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,444
Bài viết
1,147,310
Members
193,505
Latest member
w88vtvcom
Back
Top