What's new

Malaysia sau 30 năm

2008:

Đường bay Jetstar khai trương, vé đặc biệt rẻ.... Vợ chồng trưởng nam mua tặng hai bác già cặp vé - Vé tuy rẻ nhưng lòng hiếu của con và dâu không rẻ chút nào :) - Thế là sắp xếp hành lý, hai con dế mèn lại lên đường....
 
Penang, theo âm địa phương Pulau Pinang có nghĩa là hòn đảo quả cau (có lẽ vì ngày xưa cau được trồng nhiều trên đảo này?), còn được gọi bằng mỹ danh hòn ngọc Đông Phương "Pearl of Orient" - xin đừng nhầm lẫn với Hòn ngọc Viễn Đông "Pearl of Far - East" là mỹ danh của Sài Gòn ngày xưa. Thời nằm dưới sự thống trị của người Anh còn được đặt tên thành phố là Georgetown - theo tên của vua George đệ tam nước Anh; năm 1957 thoát ra sự cai trị của người Anh và gia nhập Liên Bang Mã Lai Á

Penang là bang lớn thứ nhì của Mã và nối với Butterworth trong đất liền bằng cây cầu dài 13km5, một thời từng là niềm hãnh diện của người dân Mã. Mặc dầu gần đây (2007) có dấu hỏi về sự an toàn khi xử dụng cây cầu này (nhiều vết nứt đã lộ ra); nhưng cảm giác khi xe chạy qua, chạy qua.... cây cầu thật là khó tả.

Ở Penang, hai bác già có may mắn được 1 bạn trẻ tuổi gần 30 (tạm gọi là K) quen trên Penang forum, tripadvisor vui lòng làm thổ địa dẫn đường giới thiệu thăm thú hòn đảo này bằng xe của K. Ngay buổi chiều vừa đến Penang, tối đó K đã đến G hotel tìm 2 người bạn vong niên này. Mời K uống nước, và K đưa 2 ông bà già Việt này đi coi 1 chợ trời mà K bảo là chợ lớn nhất Penang, du khách không biết đến vì chợ nằm trong sâu và chỉ họp mỗi tuần có 1 đêm, bác già nhớ hình như là tối thứ ba.

Chợ nằm trên 1 khoảng đất rộng, trần trụi cát và cỏ chứ không có lớp ciment nào trên mặt, người bán hàng dựng lều bạt ngay trên mặt cát và người mua sắm dẫm đạp ngay trên đó mà lựa chọn, mua bán nhộn nhịp và bụi mù cứ thế mà bốc lên theo từng bước chân của khách! Khu đất rộng, chợ nhiều hàng hóa và có cả nhiều lều bán thức ăn.


Ngó dzậy mà hổng phải dzậy, như bác già gái ưa nói hoặc giả bộ hay chữ, nói theo kiểu dân Căng gà rù ở đây nói bằng tiếng Ăng Lê: "Too many things to look, nothing to buy!". Hàng hóa ở đây có phẩm chất rất thấp, lại theo kiểu miền Nam của bác già gái là " toàn đồ lâm vố ", nên hai bác già chỉ dạo quanh ngó cho biết cái chợ đêm lớn nhất của Penang, mua vài món cầm tay ăn lai rai cho đở buồn rồi leo lên xe K mà về khách sạn. K chia tay với 2 bạn già sau lời hẹn:

- Chúc ông bà ngủ ngon, mai chúng ta đi thăm thú Penang!
 
Last edited:
Nhưng mà như hai bác già đã có kinh nghiệm với hệ thống hotel cho dù cao cấp ở Malaysia (Novotel, Equatorial) , ngành khách sạn ở Malay vẫn còn luộm thuộm trong vấn đề bảo trì. Khách sạn G này cũng thế: nhìn thì sang trọng, nội thất hài hòa nhưng có cái mùi kỳ kỳ... không phải là mùi hôi nhưng cũng không phải mùi thơm! Rất khó diễn tả và không hạp với khướu giác của hai bác già!

.
Có khi nào đó là mùi cari không bác? Hình như đi Malay cháu thấy có mùi này.
 
KHông Quân ạ, chính xác hơn, nó như mùi dầu dừa ở miền Nam ngày xưa dùng xức tóc (không phải dầu dừa loại nấu ăn) cộng thêm như mùi giẻ ướt bị ẩm mốc, ngửi rất khó chịu, nhất là với người thính mũi! Bác già trai giả định đó là mùi dầu cọ (Malay sản xuất dầu cọ nhất nhì thế giới, dọc đường KL -Penang là bạt ngàn rừng cọ, giống rừng cao su của mình miệt Tây Ninh Dầu Tiếng hoặc Long Khánh vậy) họ dùng cọ sàn và đánh bóng đồ gỗ trong phòng cho bóng
 
Penang Hill và funicular

Quả nhiên, sáng sớm đã thấy K gọi điện thoại lên phòng cho hay là đang chờ dưới sảnh. Mời K sang Gurney Plaza uống cà phê Gloria Jean là thương hiệu đăc biệt của Úc - Như Starbuck là thương hiệu của Mỹ vậy! Không phài vì có ý bài Mỹ :) mà vì cà phê theo gu Mỹ thì hơi lạt lẽo đối với người Việt mình nên chỉ vào Starbuck khi chẳng còn lựa chọn nào khác.

K tuy trẻ, nhưng tính tình cẩn thận. Tuy là đường xá nằm trong tay mình nhưng K hỏi ý kiến hai bác già xem tổng thể muốn xem những đâu rồi sắp xếp lại cung đường cho hợp lý (và đỡ tốn xăng) và điểm đầu tiên mà K đưa đi xem là Penang Hill:

2606194897_bae1c97402.jpg


K mua vé funicular cho 3 người, đây là lần đầu tiên hai bác già biết thế nào là funicular:

2606828644_01f3925e25.jpg


Chỉ có 1 toa xe cụt ngủn, không biết vì funicular thì nó thế hay tại ít khách nên họ không mắc thêm toa?

2606829948_f47d65bcb1.jpg


Nhìn trở xuống đường rầy thì nó nằm trên 1 sườn đồi dốc dựng đứng như thế này:

2606831726_3b68262fec.jpg


Penang Hill không cao lắm ( để ý họ xử dụng chữ hill, không phải moutain), nhưng buổi sáng sớm trên núi (xin xài chử núi cho nó oai, không lẽ lại xài chữ đồi) vẫn còn mù mịt trong sương. Penang Hill có cả 3 ngôi thánh đường tượng trưng cho 3 tôn giáo chính ở Mã: 1 ngôi đền Hindu:

2606016145_debe830635.jpg


Một ngôi Mosque:

2606195453_4cb28c013b.jpg


Và 1 ngôi chùa, nhưng vì mây mù nên chùa không cho phép vào xem
 
Last edited:
Trở xuống hành lang vọng cảnh, K cho biết ngày tốt trời có thể nhìn thấu qua Butterworth rất rõ ràng:

2607024774_3cc972e769.jpg


Từ đây có thể nhìn sang chùa Kek Lok Si rất rõ:

2607025502_8979175de8.jpg


Chính nơi đây, hai bác già có câu chuyện rất lý thú với K về vấn đề chủng tộc Hoa trên đất Mã. K cho biết, người Hoa chiếm 1/4 dân số Mã và nắm hầu hết các cơ sở kinh doang, tài chánh của Malaysia; 3/4 còn lại gồm 7 % là người Ấn theo đủ mọi tôn giáo: Bà La Môn, đạo Hồi, đạo Phật, Tin Lành, Công Giáo.... Và số còn lại thì cũng gồm nhiều sắc tộc không phải dân Mã chính cống. Thật ra tỷ lệ người Mã chính cống thuần chủng cũng rất nhỏ và phần lớn lại là kết quả pha trộn với người Tây phương và người gốc Trung Đông.
Về tôn giáo cũng thế, trên đất Mã có mặt hầu hết các tôn giáo chính trên thế giới, nhưng Hồi giáo là quốc giáo của đất nước này. Bác già có hỏi K là nếu như người Hoa nắm các địa vị trọng yếu trong vấn đề tài chính, kinh doanh thương mại có nghĩa là các hãng xưởng phần lớn là do người Hoa làm chủ, vậy thì việc công nhân đạo Hồi cần cầu nguyện một ngày nhiều lần sẽ làm trì trệ việc lao động sản xuất có vấn đề gì với chủ người gốc Hoa không? K cho biết đó là vấn đề tế nhị và phức tạp trong xã hội Mã hiện nay: dĩ nhiên trong việc kinh doanh chủ nhân không thích năng lực làm việc của nhân công bị giảm đi, nhưng do luật của nước Hồi Giáo, họ bắt buộc phải chịu đựng sự thiệt hại để được sống còn. Cũng có 1 số nhân công lạm dụng quy chế được cầu nguyện này, và từ đó nãy sinh sự xung đột, bất mãn ngấm ngầm!

K cũng nói cho hai bác già biết về sự phân biệt đối xử của chính phủ Mã đối với người Hoa: Những chức vụ then chốt trong chính quyền phải do người gốc Mã và phải có đạo Hồi nắm giữ. Về vấn đề thuế má và vấn đề giáo dục cũng có những phân biệt nho nhỏ . Và K cười cay đắng mà đùa:

- Bởi vậy chúng tôi như những con gà đẻ trứng!

Bác già kể chuyện này để cho các bạn có cảm nhận về 1 góc rắc rối của 1 quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo như thêm 1 tìm hiểu mà thôi!!

Nhưng mà thấy người gốc Ấn trên đất Mã còn bị đối xử thấp hơn nhiều.......
 
Đời sống hằng ngày của Penang

Rời Penang Hill, K hỏi hai bác già có muốn xem chùa Kek Lok Si cũng gần cạnh đây không? Hai bác già xin kiếu: thứ nhất là Kek Lok Si nằm cũng trên 1 ngọn đồi - thấp hơn Penang Hill 1 chút - nhưng không có funicular và chân cẳng cùng tim già không chịu nổi, thứ hai là chùa Kek Lok Si rất lớn nhưng chưa xong hoàn toàn (2008), nhiều khu còn gạch đá ngổn ngang.

K đưa 2 bạn già trở ra Georgetown dọc bờ biển và ngừng xe, cho hay sẽ đưa 2 bạn già đi xem 1 nơi dân cư Penang, cách sống tuy bình thường mà lại có nét đặc biệt: khu xóm nổi của dân chài lưới.

Đó là những căn nhà gần như liền vách nhau, đặc biệt toàn là nhà vách ván, những căn nằm gần đường lộ còn có nền bằng xi măng nhưng càng vào sâu hơn trong xóm nghĩa là càng xa bờ hôn thì hoàn toàn nhà ván sàn ván vì nằm trên 1 khu jetty nổi đưa ra biển:

2606827892_2a15d9b974.jpg


Cuối xóm chài này, là bến thuyền neo chờ giờ ra biển:

2605997865_62a154c9ed.jpg


Quanh cảnh trải trước mắt là hình ảnh của Penang mà hai bác già mới nhìn thấy lần đầu. Nhưng sao nó giống như 2 hình ảnh mà tuổi trẻ hai bác già đã nhìn thấy, ngay trong lòng Sàigon: Ngày đó hai bác già còn trẻ, mới cùng sống cuộc sống có đôi với nhau và đi tìm mua 1 căn nhà nhỏ, xem báo và tìm theo địa chỉ đã cho, hai bác già (còn trẻ) tìm đến khu xóm nằm cạnh chợ Dakao, vòng vèo qua con hẽm sâu hai bác trẻ ngữi mùi bùn thối xộc vào mũi; thì ra khu xóm này nằm cạnh bờ con rạch Sài Gòn đoạn gần cầu Đakao. Do đất nền còn là bùn non nên đường vào xóm không đổ xi măng được mà phải lót ván làm sàn và cố nhiên nhà cũng có sàn ván nằm trên những cọc gỗ thay cho những cọc nền xi măng! Các bà nội trợ rất sạch sẽ, luôn tay quét rác rưới bụi bặm trong nhà rồi hắt xuống lòng rạch ở sàn nước! giữa trưa nóng mùi bùn khô, mùi chất thải bốc lên nồng nặc!

Xóm chài nổi ở Penang hai bác già đang nhìn thì đỡ hơn nhiều: tuy rác rưới vẫn được hắt xuống sàn sau (nhìn thấy nổi lều phều trên mặt nước nào là rác, nào là bao nylon!) nhưng mùi hôi không làm hai bác già váng đầu hoa mắt như khu xóm nổi chợ Đakao ngày xưa: Do đây là biển chứ không phải kênh rạch nên nước thủy triều lên xuống làm bớt đi mùi bùn thối nhưng dấu vết của cặn bả thì vẫn có thể nhìn thấy khá rõ ràng.

Kế đó, K đưa 2 bác già đi xem nhà thờ họ Khoo (Khoo Cong Si). Đây là nhà thờ chi họ Khoo vốn có nhiều người giàu có phát đạt và phú quý thành danh:

2606833020_11fa547f8e.jpg



Ngôi nhà thờ chính kiến trúc theo những chùa người Hoa với bảng đại tự treo ngay trước cổng chính môn và bậc thềm cũng có tấm chắn nâng cao và bên trong hall of fame là những tấm plaque mạ vàng khắc tên những người trong tộc Khoo đã thành công làm rỡ mặt cho chi tộc:


2606842352_dbca8b5a3d.jpg


2606010953_f68009bc07.jpg


2606009625_357363ae7b.jpg


2606015347_ac14af1fd0.jpg


Bác già cắc cớ hỏi đố K rằng anh có biết tại sao trong các nhà xưa của người Á châu (nhất là Tàu và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu), ngưỡng cửa thường có 1 thanh chắn ngang không? K thua không trả lời được. Bác già nói cho K biết đó là 1 cách gia chủ buộc khách phải tỏ lòng kính trọng tổ tiên chủ nhà: xưa bàn thờ tổ tiên thường đặt ngay gian chính nhìn ra chính môn (các bạn nhớ lại coi đúng không?), khách muốn không vấp phải thanh ngạch cửa này thì khi bước qua ngưỡng chính môn thì phải cúi nhìn xuống để bước rộng chân qua mà không vướng ngạch và vấp ngã! 1 cách tế nhị để buộc khách phải cúi bái gia tiên. Không biết có bao nhiêu bạn khoảng 30 tuổi biết về điều này? Con trai cả bác già 34 tuổi năm đó thì không biết vì anh cả đâu có nhìn biết cái ngạch cửa là cái gì!
 
Last edited:
Quấy quả K đã suốt buổi sáng; hai bác già mời K đi ăn trưa và giao cho K việc lựa chọn nơi ăn và món ăn. K đưa 2 bạn già đến ăn tại New World centre hawker, mỗi người 1 tô cà ry cay xé họng rồi K chữa lửa bằng 3 ly kacang, tổng cộng chưa đến 20 RM, đúng là bạn hiền! Cảm ơn K, và nhờ K trên đường về giúp ghé 1 tiệm bánh lâu năm ở ngay trung tâm để mua bánh pía (tau sa peah) về xứ Căng gà rù cho bà nhạc mẫu của bác già trai, nhân tiện mua thêm 1 hộp gởi tặng Ba Má K ăn lấy thảo với 2 người bạn phương xa này.

AllholidayMalaysiaKhiemphotos335.jpg


Trên đưởng về G hotel, K còn ghé cho 2 bác già coi chùa Miến:

2607015302_091ae98122.jpg


Bên trong có rất nhiều thú, nhưng là những con thú tượng, không hiểu có liên quan gì đế Phật giáo Đại thừa của Miến Điện không? Các con hươu này có liên quan đến tên chữ vườn Lộc Uyển?

2607019934_9145afc553.jpg


Và hạc :

2607018784_0ea0ac2c42.jpg


Có nhiều tượng cho thấy sự tương quan của Phật giáo Đại thừa giữa các nước Miến Điện, Thái Lan và Campuchia:

2607016140_c19e3cbac7.jpg


2606188291_35d9e7c0ee.jpg


2607020934_415798e87a.jpg


Chào tạm biệt K (không biết có sẽ còn gặp lại?), và K dành 1 ngạc nhiên lớn cho 2 bác già khi 2 ngày sau trước khi 2 bác già trở lại KL, K đến tìm và tặng cháu nội trai của 2 bạn già 1 con diều đặc trưng Mã Lai hình con ó! Cám ơn những hạnh ngộ mà thời đại kỹ thuật mới, thời đại @ cũng làm được điều kỳ diệu là đưa những con người xa lạ, chỉ quen nhau trên thế giới ảo có thể đến lại gần nhau, kết bạn với nhau. Cám ơn K (mới đây, năm 2010 này nhận được hình K, nay đã kết hôn và đã có con trai đầu lòng!)
 
Last edited:
đọc bài của bác xong, em nhớ Malay ghê, ấn tượng về lòng tốt của những con người nơi đây nữa,em cũng có dịp được những người dân Malay đối đãi tốt một cách ngỡ ngàng , những nơi bác đi, em cũng từng đi ,nay nhìn lại những hình ảnh này thì trong lòng lại nhớ.
 
khách muốn không vấp phải thanh ngạch cửa này thì khi bước qua ngưỡng chính môn thì phải cúi nhìn xuống để bước rộng chân qua mà không vướng ngạch và vấp ngã! 1 cách tế nhị để buộc khách phải cúi bái gia tiên. Không biết có bao nhiêu bạn khoảng 30 tuổi biết về điều này? Con trai cả bác già 34 tuổi năm đó thì không biết vì anh cả đâu có nhìn biết cái ngạch cửa là cái gì!

Một số ngôi chùa, đền ở miền Bắc từ mấy trăm năm nay vẫn theo lối này, bên cạnh đó còn làm khung cửa thấp xuống để kiểu gì cũng phải cúi đầu. Các đền chùa thường không mở cánh cửa chính giữa.

Một số chùa miền Bắc còn làm bậc thang trước cửa chùa rất hẹp, chỉ khoảng 15 cm. Điều này là để người ta lúc lên, xuống buộc phải đi ngang chân, xoay người ngang ra. Làm như vậy để khi rời khỏi chùa, không thể quay lưng quay mông vào tượng Phật được. Lúc lên cũng không thể nhìn trực tiếp lên được, phải nhìn xuống chân để cho khỏi ngã.

Các cụ xưa thâm thúy thật.
 
Từ đây hai bác già phải tự khám phá Penang bằng chính kiến thức và hiểu biết của chính mình. Hiểu hay không hiểu, biết nhiều hay biết ít gì đi chăng nữa thì bác già gái cũng đòi đi ..... chợ!

Chợ tên là chợ Chowrasta nằm cạnh khu Komtar (Komtar là 1 tòa building cao từng là khu thương mại sầm uất của Peang nhưng nay thì chán lắm, càc cử tiệm phần nhiều cửa đóng im ìm). Nhà lồng chợ thì đúng theo nguyên tắc chợ của Á châu là được thiết kế để bán thực phẩm tươi sống như thịt cá, và cũng theo định luật ngàn đời là khu thịt cá thì thường không đi song hành với cái lỗ mũi. Chắc do vậy nên đa số các sạp hàng tự động dọn ra con đường nằm ngay sau chợ (giống như con đường bán trầu cau nằm sau lưng chợ Đồng Xuân ấy); từ hàng cá, hàng tôm, hàng thịt đến hàng rau củ, hàng quần áo và hàng.... gà đồng:

Tiệm chạp phô

2609647219_b2ff615366.jpg


Anh hàng gà đồng đang bận rộn:

IMG_0624.jpg


Và hàng bán cá vàng cảnh nhưng nuôi trong chậu và không cần ống thổi bọt oxy

ChowrawasMarketPenang2.jpg


Rời chợ, bực mình với mấy anh tài taxi người Ấn (lại Ấn!); anh tài đòi 10 RM, bác già gái trả giá 5 RM anh ta không chịu. Cáu, đi bộ ra 1 chút thấy 1 dọc xe xích lô đậu chờ khách. Bác già chọn 1 Bác (thôi để gọi là Ông cho khỏi lẫn lộn) - 1 Ông tài dáng vẻ hiền lành và hơi có tuổi . Hỏi giá đến nơi muốn đi, Ông xòe bàn tay ra: 5 RM! Khách mà còn kỳ kèo trả giá thì quá tệ nên hấp! hai khách già nhày lên xe ngồi chễm chệ!

Xe xích lô Penang rộng, rộng hơn cả xích lô ở Hà Nội và dĩ nhiên là gấp đôi xe ở Sài Gòn nên 2 người khách ngồi thoải mái. Ông tài nói tiếng Anh trôi chảy, và đưa 2 người khách đến 1 tiệm hủ tiếu bò viên nổi tiếng đối diện sở cứu hỏa. Bác già trai có mời Ông uống cà phê nhưng Ông từ chối và bảo cứ ăn đi, rồi Ông đưa đi xem 1 vòng thành phố và sẽ chở đến Dinh Xanh ( Cheong Fatt Tze Masion - Blue House) mà chỉ xin trả thêm 5 RM!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,821
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top